Rất nhiều người đọc sách không hiệu quả do không sử dụng đúng phương pháp, để kiểm chứng bạn thử xem mình đã nhớ được những gì từ cuốn sách gần nhất bạn mới đọc.

Nếu thực sự bạn không nhớ hoặc không chắc chắn về nội dung của cuốn sách vừa đọc thì đây là Hướng dẫn đầy đủ giúp bạn đọc sách đúng cách, và nhớ được những nội dung chính của cuốn sách bạn.

Khi bạn thấy được những lợi ích rất tuyệt vời từ việc đọc sách từ đó NHẬN RA Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách đem lại, điều  đó giúp bạn tăng trưởng NIỀM TIN và YÊU THÍCH việc đọc sách, để từng bước sẽ giúp bạn tự mình hình thành một THÓI QUEN TỐT là đọc sách hàng ngày một cách hứng thú và vui vẻ.

Nội dung của bài viết gồm 3 phần:

  • Phần 1: sẽ nêu ra những lý do vì sao chúng ta nên đọc sách mỗi ngày
  • Phần 2: Trình bày về các bước để đọc sách hiệu quả
  • Phần 3: là Cách để xây dựng thói quen đọc sách

Hướng dẫn Cách đọc sách

 

Trước tiên chúng ta đi vào phần 1

Phần 1: Tại sao chúng ta nên đọc sách mỗi ngày.

Thực tiễn chứng mình việc đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức và giúp ta có nhiều ý tưởng sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Những Lợi ích từ việc đọc sách

Những lợi ích của việc đọc sách ngoài việc giải trí và giáo dục là gì? Từ việc học từ mới đến duy trì sức khỏe tinh thần của bạn, sách có thể làm được nhiều hơn thế

Trong trường hợp bạn cần một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đọc sách thường xuyên đối với sức khỏe và khả năng đọc viết của chúng ta, dưới đây là 15 lợi ích hàng đầu của việc đọc sách cho mọi lứa tuổi:

  • Đọc sách giúp phát triển trí thông minh khả năng tư duy logic linh hoạt hơn
  • Nghiên cứu khoa học cho thấy người đọc sách sẽ giúp não bộ được phát triển tối ưu.
  • Tăng cường khả năng KẾT NỐI não bộ.
  • Tăng VỐN TỪ vựng và khả năng hiểu.
  • Cải thiện khả năng TẬP TRUNG và trí nhớ.
  • Cải thiện Kỹ năng Viết tốt hơn
  • Tăng cường Kỹ năng Tư duy, Phân tích
  • Là một hình thức Thư giãn, GIẢI TRÍ miễn phí
  • Tăng khả năng ĐỒNG CẢM của bạn.
  • Mở rộng TRÍ TUỆ CẢM XÚC của bạn.
  • Giúp giảm CĂNG THẲNG và mệt mỏi.
  • Cải thiện kỹ năng Giao tiếp
  • Ngủ ngon hơn, sống lâu hơn, vv

>> Xem thêm những lợi ích khác từ đọc sách, Bạn truy cập trang web chamdocsach.com với đường Link: https://chamdocsach.com/thoi-quen-doc/loi-ich-cua-viec-doc-sach/

Lợi ích của việc đọc sách

Theo báo cáo thống kê của Thông tấn xã Việt Nam, đọc sách giúp phát triển tư duy và tăng sự đồng cảm giữa con người với nhau, những người đọc sách có tỷ lệ đóng góp và chia sẻ cho cộng đồng cho xã hội cao hơn so với người không đọc sách.

Chia sẻ từ những người thành công

Những người thành công nhất đều có một điểm chung: Họ đều coi việc đọc sách, ở một khía cạnh nào đó, là một yếu tố dẫn đến thành công của họ

Tác giả Tom Corley của cuốn sách Thói quen của người giàu có viết rằng, 67% những người giàu thường dành ít nhất 1 giờ để đọc sách mỗi ngày. Trong khi đó, chỉ 23% người nghèo có thói quen này.

Bill Gate chia sẻ:

  • Đọc và mở mang kiến thức là niềm đam mê bất tận của ông
  • Ông đọc 50 cuốn sách mỗi năm
  • Nhiều mơ ước đã trở thành hiện thực nhờ việc đọc sách

Warren Buffett tỷ phú thế giới:

  • Ông chia sẻ, mỗi ngày ông đều dành ra 5-6 tiếng để đọc 5 tờ báo khác nhau, và đọc 500 trang tài liệu về tài chính.
  • Ông khuyên bạn nên đọc mọi thứ bạn có thể, với ông lúc 10 tuổi ông đã đọc hết những cuốn sách về đầu tư trong thư viện công ở Omoha

Phần 2: Hướng dẫn Cách Đọc Sách Hiệu quả

Tìm hiểu Các phương pháp đọc hiệu quả

  • Các bước đọc sách
    • Xác định Mục đích, Mục tiêu
    • Đọc và Ghi nhớ
  • Các kỹ thuật đọc
    • SQ3R
    • Skimming
    • Scanning
  • Các cấp độ độc sách
  • Tìm ra kỹ thuật phù hợp với bạn

Các Giai đoạn Đọc sách – có chiến lược

  • Trước khi Đọc
    • Xác định Mục đích – 5W1H
    • Xác định sách/tài liệu cần đọc
    • Lên kế hoạch Đọc
    • Thiết lập Mục tiêu
  • Trong khi Đọc
    • Đọc lướt nắm thông tin bao quát
    • Đọc tích cực để Hiểu Ý nghĩa, hiểu sâu
  • Sau khi Đọc
    • Kiểm tra lại đã nhớ được những nội dung quan trọng
    • Dừng lại và phản hồi/đặt câu hỏi
    • HỎI: Đã đạt được MỤC ĐÍCH đặt ra?

5 bước đọc đơn giản

  • Bước 1: Hiểu nhiệm vụ đọc
  • Bước 2: Tìm loại sách phù hợp
  • Bước 3: Đọc để nắm thông tin bao quát
  • Bước 4: Đọc để hiểu ý nghĩa sâu sắc hơn
  • Bước 5: Tổ chức lại thông tin quan trọng đã đọc

 

Các KỸ THUẬT Đọc

  • Các kỹ thuật đọc sách hiệu quả
    • SQ3R
    • Skimming: Đọc Lướt
    • Scanning: Đọc Quét
    • Active Reading: Đọc tích cực

Kỹ thuật đọc SQ3R

5 bước đọc của phương pháp SQ3R được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến nghị sinh viên áp dụng:

  • Servey/Khảo sát: Đầu tiên hãy khảo sát để hiểu nhanh về nội dung và cấu trúc của bài đọc
  • Question/Câu hỏi: Tự bạn đưa ra các câu hỏi về tài liệu sẽ đọc. Một mẹo nhỏ về cách tạo câu hỏi là chuyển tiêu đề đoạn văn thành câu hỏi. Áp dụng 5W1H
    • Ví dụ: Rèn Luyện Thói quen đọc sách
  • Read/Đọc: Đọc với các câu hỏi của bạn trong tâm trí. Trong bước này, bạn có thể kết hợp các kỹ thuật đọc khác có thể phù hợp với bạn như Scanning hoặc Active Reading.
  • Recite/Đọc lại: Bây giờ là lúc quay lại và trả lời những câu hỏi bạn đã tạo. Đảm bảo những gì bạn đọc có ý nghĩa và quan trọng là nó trả lời câu hỏi của bạn.
  • Review/Đánh giá: Ghi chú lại hoặc nói to những gì bạn đã học. Hãy thử làm như vậy mà không cần nhìn vào ghi chú của bạn hoặc văn bản để kiểm tra những gì bạn đã hoặc chưa nhớ được.

>> Xem chi tiết Phương pháp đọc SQ3R giúp học tập đạt kết quả cao hơn

Kỹ thuật đọc Lướt: Skimming

  • Đọc Lướt là đọc để nắm được ‘ý chính’của văn bản, đọc lướt là một kỹ thuật đọc mà bạn có thể lướt qua tài liệu để tìm những gì bạn đang tìm kiếm.
  • Sử dụng cách đọc lướt cho:
    • Xem qua một bài phát biểu trước khi bắt đầu
    • Ôn tập nhanh trước khi thi
    • Nghiên cứu nhanh một chủ đề nào đó
    • Đọc các bài đánh giá

Kỹ thuật đọc Quét: Scanning

  • Quét nhanh đôi mắt của bạn trên trang giấy để TÌM ra những từ khóa và cụm từ quan trọng
  • Đọc Quét cũng là khi bạn lần đầu tiên tìm một tài nguyên để xác định xem nó có trả lời câu hỏi hay không

Sử dụng cách đọc Quét cho:

  • Nếu bạn đang nghiên cứu để thuyết trình, bạn có thể quét mục lục của sách, trang web và tài liệu tham khảo. Bạn sẽ khám phá xem chúng có chứa bất kỳ thông tin nào bạn muốn hay không

Kỹ thuật đọc Tích cực: Active Reading

  • Active Reading là đọc một cái gì đó với quyết tâm hiểu và đánh giá nó về mức độ phù hợp với nhu cầu của bạn
  • Đọc tích cực giúp bạn hiểu sâuhơn nhiều về nội dung sách/văn bản
  • Mẹo đọc Active Reading cho:
    • Gạch chân hoặc đánh dấu các từ và cụm từ chính
    • Tạo các chú thích ở lề để tóm tắt các điểm, nêu câu hỏi, thách thức những gì bạn đã đọc, ghi lại các ví dụ
    • Đọc phê bình bằng cách đặt các câu hỏi của văn bản. Ai đã viết nó? Khi? Ai là khán giả? Nó có liên kết với các tài liệu khác mà bạn đọc?
    • Kiểm tra lại sau khi đọc trong 30 phút, bỏ sách xuống và ghi lại những điểm chính từ bộ nhớ.
    • Tìm ‘biển chỉ dẫn’ giúp bạn hiểu văn bản – các cụm từ như ‘quan trọng nhất’, ‘ngược lại’, ‘mặt khác’
    • Giải thích những gì bạn đã đọc cho người khác.

Xem thêm: 6 kỹ thuật đọc giúp bạn cải thiện khả năng đọc của mình

4 Cấp độ Đọc

Theo Mortimer Adler tác giả của cuốn sách phương pháp đọc sách hiệu quả ông chia thành 4 cấp độ đọc sau:

  • Đọc SƠ CẤP (Elementary) mức độ đọc đơn giản, cấp độ đọc này thường dạy cho học sinh tiểu học. Với cấp độ một, độc giả sẽ trả lời câu hỏi “Câu đó ý nói gì?” ở mức độ đơn giản nhất.
  • Đọc Kiểm soát (Inspectional): Phương pháp đọc này cũng có thể gọi là đọc lướt (Skimming)có hệ thống nhằm xem xét bề mặt của cuốn sách và tiếp thu những gì mà bề nổi của cuốn sách
  • Đọc Phân tích (Analytical): đọc toàn bộ hay đọc hiệu quả để nhai và tiêu hóa cuốn sách. Cấp độ đọc này không giới hạn thời gian đọc.
  • Đọc đồng chủ đề/tổng hợp (đọc nhiều cuốn sách về 1 chủ đề): hay có thể gọi là đọc so sánh (comparative reading). Ở mức độ này, độc giả đọc nhiều cuốn sách cùng chủ đề để thu thập kiến thức về chủ đề đó.

Xem chi tiết bài viết phương pháp đọc sách hiệu quả của Mortimer Adler với 4 cấp đọc tại đây

Phần 3: Rèn luyện Thói Quen đọc sách

Chia sẻ những mẹo hay để Xây dựng thói quen đọc sách, những cách hay để tạo Động lực thúc đẩy việc đọc

Những mẹo hay để Xây dựng thói quen đọc sách

  • Tìm đọc những cuốn sách mình MUỐN (Mục đích và Ý nghĩa)
  • Luôn mang theo một cuốn sách
  • Bắt đầu với những cuốn MỎNG
  • Lập danh sách những cuốn cần đọc
  • Một nơi Yên tĩnh để đọc
  • Đặt mục tiêu mỗi ngày đọc 10-30-60’
  • Viết Blog, làm Mindmap, Video chia sẻ (có thể kiếm được money)
  • Tham gia nhóm các bạn Yêu đọc sách

Xem thêm: 10+ mẹo hay nhất giúp tạo thói quen đọc sách hàng ngày

Những mẹo hay để tạo ĐỘNG LỰC đọc

Bạn đã nhận được thông điệp rằng đọc sách rất thú vị và nghĩ rằng “Đó là đó là điều tôi muốn làm sớm!” Bạn háo hức và sẵn sàng, tuy nhiên khi cầm quyển sách trên tay được vài phút bạn buồn ngủ hoặc không hứng khởi với việc đọc, lúc này bạn cần có thêm động lực để thúc đẩy để đọc sách.

Đọc là một quá trình dần dần, liên tục và sự nhiệt tình dành cho sách sẽ giúp bạn vượt qua mọi rào cản có thể nảy sinh

Dưới đây là những mẹo hay có thể giúp bạn có thêm động lực để đọc sách:

  • Tạo 1 thư viện ấm cúng ở nhà
  • Mang những câu chuyện vào đời sống
  • Để sách tại nơi dễ nhìn thấy
  • Thưởng cho bản thân 1 cốc sinh tố sau khi đọc xong cuốn sách
  • Tham gia câu lạc bộ sách
  • Đọc sách tình nguyện

Xem chi tiết bài viết về 15 cách hay để tạo đông lực thúc đẩy việc đọc sách của bạn tại đây.

Tóm kết

Tôi tin chắc rằng khi tìm hiểu kỹ những cách thức và phương pháp sẽ giúp bạn tìm ra cách đọc sách phù hợp và hiệu quả đạt được mục đích mà bạn đặt ra trước khi đọc mỗi cuốn sách.

Theo thời gian áp dũng những kỹ thuật này sẽ giúp khả năng đọc của bạn nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn những gì đã đọc.

Nếu bạn thấy bài viết có giá trị hãy chia sẻ nó tới những người mà bạn muốn giúp họ cải thiện kỹ năng đọc của họ.

Chân thành cảm ơn và chúc bạn tìm được nhiều niềm vui và thú vị mỗi khi cầm quyển sách trên tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *