Tháng mười một 21, 2024

Nhiều người không nhớ nổi nội dung gì sau khi đọc xong 1 cuốn sách, 1 tài liệu hay một bài báo nào đó vậy nguyên nhân do đâu và có cách nào cải thiện vấn đề này.

Đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải do vậy mà phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) ra đời để giúp bạn đọc đúng phương pháp, nhớ được những gì đã đọc

Khi đọc 1 cuốn sách, bạn không nên lao vào đọc chi tiết luôn mà trước khi đọc cần dành 1 khoảng thời gian ngắn để xem xét mấy vấn đề sau:

  • Xác định mục đích đọc những tài liệu này để làm gì?
  • Xem xét nhanh một cách tổng quan về tài liệu sẽ đọc, nó nói về chủ đề gì, cấu trúc nội dung được tổ chức ra sao? Cần biết trước được một số mục quan trọng mà sách đề cập.
  • Đặt những câu hỏi nhằm tìm câu trả lời để đạt được mục đích đọc của bạn. Mẹo sử dụng 5W1H trước mỗi tiêu đề bài đọc/sách/báo hoặc các cụm từ quan trọng trong mỗi mục của mục lục, các heading của bài viết.
  • Sau đó mới ĐỌC chi tiết để tìm câu trả lời cho những câu hỏi bạn đặt ra lúc đầu.

phương pháp đọc sq3r

SQ3R là gì?

SQ3R là một phương pháp giúp người đọc (học sinh/sinh viên) tư duy/suy nghĩ và hiểu về văn bản mà họ đang đọc. Thường được phân loại là một chiến lược học tập hiệu quả, SQ3R giúp họ “hiểu” ngay lần đầu tiên họ đọc một văn bản bằng cách cách đọc và suy nghĩ như một người đọc hiệu quả.

Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.

Bắt đầu rèn luyện TÂM TRÍ của mình để học tập hiệu quả hơn trong khi đọc với chiến lược SQ3R dưới đây.

5 Bước Đọc theo Phương pháp SQ3R

1. Khảo sát tổng thể (Servey)

Trước khi bắt đầu đọc, hãy tìm hiểu nhanh về nội dung chính của văn bản. Đọc tiêu đề, nhìn qua các đoạn văn, xem các hình ảnh, bảng biểu hoặc mục lục để có cái nhìn tổng quan về nội dung.

    • Đọc phần giới thiệu
    • Nhìn vào các tiêu đề và tiêu đề phụ
    • Nhìn vào hình ảnh, biểu đồ và đồ thị (bất cứ thứ gì trực quan)
    • Đọc phần tóm tắt chương

2. Đặt Câu hỏi (Question):

Trước khi đọc bạn nên đt ra các câu hi liên quan đến nội dung bạn muốn tìm hiểu. Điều này giúp bạn tập trung vào việc tìm kiếm câu trả lời trong quá trình đọc, viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn quan tâm sau bước KHẢO SÁT.

Ví dụ về phương pháp đọc SQ3R, áp dụng kỹ thuật hỏi 5W1H, chuyển TIÊU ĐỀ/ĐỀ MỤC thành câu hỏi như sau:

    • WHAT: phương pháp SQ3R là gì?
    • WHO: Ai nên sử dụng phương pháp đọc SQ3R?
    • WHY: Tại sao cần sử dụng phương pháp SQ3R?
    • WHEN: Khi nào nên sử dụng SQ3R?
    • WHERE: Sử dụng SQ3R ở đâu?
    • HOW: Sử dụng phương pháp SQ3R như thế nào?
    • Vv bạn có thể mở rộng và phát triển câu hỏi của mình liên quan đến chủ đề đang đọc để tìm câu trả lời trong bước Read.

3. Đọc (Read):

Đọc nội dung một cách chủ động. Hãy chú ý đến các chi tiết, ý chính, ví dụ và cách tổ chức thông tin trong văn bản.

Khi đọc, người đọc cn tìm câu tr li cho các câu hi mà họ đặt ra trong quá trình xem trước văn bản. Những câu hỏi này, dựa trên cấu trúc của văn bản, và tập trung tối đã khi đọc.

    • Đọc để tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi.
    • Trả lời các câu hỏi và sử dụng các manh mối ngữ cảnh để hiểu nội dung.
    • Đọc văn bản một cách chủ động và tập trung.
    • Chú ý đến các chi tiết, ý chính, ví dụ và cách tổ chức thông tin trong văn bản.
    • Ghi chú hoặc đánh dấu những điểm quan trọng hoặc câu trả lời cho những câu hỏi bạn đã đặt.
    • Phản biện với những đoạn văn không rõ ràng, những thuật ngữ khó hiểu và những tuyên bố đáng nghi vấn bằng cách tạo ra các câu hỏi bổ sung.

4. Nhớ Lại/Trình bày lại (Recall/recite):

Trước Khi người đọc chuyển sang chương mới hoặc phần mời, bạn nên nhớ lại/gợi nhớ hoặc và xem xét đã có câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi của mình và ghi chú lại câu trả lời của mình để học sau.

Sau khi đọc một phần, hãy cố gắng tóm tắt lại những điểm quan trọng bằng cách sử dụng ngôn ngữ của riêng bạn. Điều này giúp bạn xác nhận sự hiểu biết của mình và củng cố kiến thức.

    • Gập cuốn sách lại kiểm tra trí nhớ xem câu trả lời trong tâm trí của bạn cho những câu hỏi.
    • Trình bày lại những điểm quan trọng, ý chính, hoặc trả lời cho các câu hỏi đã đặt trước đó.
    • Đọc lại văn bản cho các câu hỏi chưa được trả lời.

5. Đánh giá lại (Review):

Sau khi đọc người đọc nên xem lại văn bản để trả lời các câu hỏi còn sót lại và đọc lại các câu hỏi đã trả lời trước đó.

Xem xét lại toàn bộ nội dung và kiến thức bạn đã học. Đánh giá bản thân về mức độ hiểu biết và những điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Xem mục đích chính đã được trả lời thỏa mãn chưa?

    • Trả lời câu hỏi về mục đích chính.
    • Xem qua các câu trả lời và tất cả các phần của chương để sắp xếp thông tin.
    • Tóm tắt thông tin đã học bằng cách vẽ biểu đồ theo dòng chảy (có thể sử dụng mindmap), viết một tóm tắt, tham gia thảo luận nhóm hoặc nghiên cứu để làm bài kiểm tra

Ví dụ về phương pháp sq3r ứng dụng trong học môn Văn

Dưới đây là cách áp dụng phương pháp SQ3R trong việc đọc một truyện ngắn:

  1. Đánh giá tổng thể (Survey):

    • Đọc tiêu đề của truyện ngắn và đọc đoạn mở đầu.
    • Quan sát bố cục và cấu trúc của truyện.
    • Xem qua các phần tiêu đề hoặc các đoạn ngắn trong truyện.
  2. Đặt câu hỏi (Question):

    • Tạo câu hỏi: Ai là nhân vật chính trong truyện? Cuộc sống của nhân vật như thế nào? Cuộc gặp gỡ trong truyện sẽ tạo ra sự thay đổi gì?
    • Tìm hiểu chi tiết về những yếu tố mà câu hỏi đặt ra.
  3. Đọc (Read):

    • Đọc từng phần của truyện một cách chậm và tập trung.
    • Ghi chú các tình huống quan trọng, đặc điểm của nhân vật và các chi tiết quan trọng khác.
  4. Trình bày lại (Recite):

    • Tóm tắt lại nội dung chính của từng phần trong truyện.
    • Trình bày lại bằng ngôn ngữ của bạn và tìm cách kết nối các chi tiết với nhau.
  5. Đánh giá lại (Review):

    • Xem xét lại tóm tắt và ghi chú của mình.
    • Đánh giá mức độ hiểu biết bằng cách viết một bài văn ngắn về ý nghĩa của truyện hoặc thảo luận với bạn bè về cảm nhận của mình.

Bằng cách đặt câu hỏi và tóm tắt lại nội dung, học sinh có thể nắm bắt sự phát triển của câu chuyện và hiểu sâu hơn về tác phẩm văn học.

Thêm 1 Ví dụ về ứng dụng phương pháp sq3r trong đọc sách

Dưới đây là các bước áp dụng phương pháp SQ3R trong việc đọc một cuốn sách:

  1. Đánh giá tổng thể (Survey):

    • Đọc tựa đề của cuốn sách và đọc mô tả nội dung trên cuốn sách.
    • Quan sát bố cục và cấu trúc chung của cuốn sách, bao gồm mục lục và các chương.
  2. Đặt câu hỏi (Question):

    • Tạo câu hỏi: Cuốn sách này nói về chủ đề gì? Các chương trong sách sẽ trả lời những câu hỏi nào? Tại sao cuốn sách này quan trọng?
    • Đặt câu hỏi cụ thể liên quan đến chủ đề và mục tiêu của cuốn sách.
  3. Đọc (Read):

    • Đọc từng chương hoặc phần trong cuốn sách một cách cẩn thận.
    • Ghi chú các ý chính, ví dụ, và thông tin quan trọng trong mỗi chương.
  4. Trình bày lại (Recite):

    • Tóm tắt lại nội dung của từng chương hoặc phần.
    • Trình bày lại bằng cách sử dụng ngôn ngữ của bạn và liên kết các ý với nhau.
  5. Đánh giá lại (Review):

    • Xem xét lại tóm tắt và ghi chú của mình.
    • Đánh giá mức độ hiểu biết bằng cách trả lời lại các câu hỏi ban đầu hoặc thảo luận với người khác về nội dung của cuốn sách.

Lợi ích và hạn chế của phương pháp đọc SQ3R

Nhiều người sau khi đọc hết cuốn sách mà không biết mình đã đọc gì? Do vậy khi áp dụng phương pháp này người đọc có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng sq3r vì nó yêu cầu họ kích hoạt tư duy và xem xét sự hiểu biết của họ trong suốt quá trình đọc.

Ưu điểm của phương pháp SQ3R:

  • Tăng khả năng tập trung: Bằng cách chia quá trình đọc thành các bước nhỏ và có mục tiêu, SQ3R giúp bạn tập trung hơn và tránh bị phân tâm trong quá trình học.
  • Tạo ra sự tương tác: Việc đặt câu hỏi và tái hiện thông tin theo cách riêng của bạn tạo ra sự tương tác giữa bạn và nội dung. Điều này giúp bạn tạo ra liên kết và hiểu sâu hơn về nội dung.
  • Cải thiện việc ghi nhớ: Bằng cách đặt câu hỏi và trình bày lại thông tin, SQ3R giúp tăng khả năng ghi nhớ và gắn kết kiến thức vào bộ nhớ lâu dài.
  • Tối ưu hóa quá trình học: Phương pháp này giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với thông tin quan trọng và tập trung vào những khía cạnh cần thiết, giảm thiểu thời gian và công sức không cần thiết.
  • Áp dụng linh hoạt: SQ3R có thể áp dụng cho nhiều loại tài liệu và ngữ cảnh học tập khác nhau, từ sách giáo trình đến bài báo, tài liệu nghiên cứu và hơn thế nữa.

Hạn chế của phương pháp SQ3R:

  • Yêu cầu thời gian và cố gắng: Phương pháp SQ3R yêu cầu bạn đầu tư thời gian và nỗ lực để thực hiện đầy đủ các bước. Điều này có thể làm cho quá trình học trở nên chậm chạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn và định kiến.
  • Không phù hợp cho mọi người: Một số người có thể không thích hoặc không thích hợp với phương pháp học có quy trình rõ ràng như SQ3R. Mỗi người có phong cách học và phương pháp học khác nhau, vì vậy SQ3R có thể không phù hợp cho tất cả mọi người.
  • Không phù hợp cho tài liệu phức tạp: Phương pháp SQ3R có thể không hiệu quả đối với các tài liệu phức tạp hoặc chuyên sâu, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể.

Cách áp dụng chiến lược SQ3R cho học sinh

Giống như chiến lược Mối quan hệ Hỏi-Đáp (QAR – Question Answer Relationship), SQ3R yêu cầu giáo viên làm mẫu.

  1. Giải thích cho học sinh hiểu rằng người đọc hiệu quả cần làm nhiều việc trong khi đọc, bao gồm khảo sát, đặt câu hỏi, đọc, đọc thuộc lòng và xem xét.
  2. Chọn một đoạn nội dung để đọc và lập mô hình 5 bước SQ3R.
  3. Trong mỗi bước, hãy nhớ giải thích những gì bạn đang làm và lý do bạn làm điều đó.
  4. Sau phần mô hình hóa của bạn, hãy mời học sinh/sinh viên đọc độc lập phần lựa chọn và thực hành áp dụng các bước SQ3R. Điều này có thể được hoàn thành như một bài tập trên lớp hoặc mang về nhà.
  5. Sau đó, yêu cầu học sinh xem lại các ghi chú của họ và phản ánh về quá trình này. Họ có ngạc nhiên về việc họ nhớ được bao nhiêu khi sử dụng phương pháp SQ3R không?
  6. Học sinh có thể không bị “nản” cho chiến lược này trong lần đầu tiên họ thử nó. Phương pháp này có thể không thu được kết quả trong lần đọc đầu tiên, nên cần thời gian và kiên trì để hoàn thành các bước SQ3R, vì vậy hãy giúp học sinh hiểu không chỉ cách áp dụng mà còn khi nào nên áp dụng.

Kết luận

Với phương pháp SQ3R nếu chúng ra nhận ra được nó thực sự là cách giúp chúng ta đọc và nhớ tốt hơn những gì chúng ta đã đọc lúc đó bạn nên rèn luyện kỹ năng này một cách thuần thục biến nó thành thói quen mỗi khi bắt đầu đọc sách hay một tài liệu thì không nên lao vào đọc luôn mà dừng lại áp dụng 5 bước SQ3R.

Tôi tin chắc rằng khi áp dụng thuần thục phương pháp này sẽ giúp cho việc đọc và kết quả học tập của bạn sẽ cao hơn, khả năng tư duy logic để giải quyết vấn đề sẽ ngày một hoàn thiện hơn.

Chúc kỹ năng đọc của bạn ngày một tốt hơn!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *