Cảm xúc được ví như con ngựa trong câu chuyện ngụ ngôn sau: 1 anh chàng cưỡi ngựa đi ngang phố gặp một anh chàng đứng bên đường,

Anh chàng đang đứng hỏi anh chàng cưỡi ngựa, bạn đang đi đâu đó?

Anh chàng cưỡi ngựa: Tôi không biết, sao anh không hỏi con ngựa?

Trong câu chuyên này con ngựa được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chính là cảm xúc của bạn, nó sẽ đưa bạn đi đến bất cứ đâu nó muốn chứ không phải là bạn muốn, và bạn lại nghĩ mình không có quyền kiểm soát trí tuệ cảm xúc của mình?

Thử hình dung nếu ai đó đang cưỡi trên lưng 1 con ngựa hoang thì như thế nào nhỉ 😊?

Tuy nhiên có 1 tin tốt là Trí tuệ cảm xúc của bạn có thể HUẤN LUYỆN và thuần dưỡng được như đối với ngựa. Đó chính là bằng kỹ thuật Chú tâm liên tục hay tiếng anh gọi là Mindfulness.

Năng lượng Cảm xúc là gì?

Là những năng lượng mà cảm xúc mang lại và ảnh hưởng đến tất cả các quá trình ra quyết định, quá trình suy nghĩ, ký ức và kinh nghiệm hiện tại của mỗi người.

Cảm xúc ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất hoạt động và làm việc của chúng ta, chúng ta càng nhận biết cảm xúc rõ ràng thì càng có khả năng tác động đến chúng.

Quản lý năng lượng cảm xúc
Quản lý năng lượng cảm xúc của bạn
  • Định nghĩa về Cảm xúc: Cảm xúc là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ: vui, buồn, giận, sợ hãi,… Các loại cảm xúc

Lợi ích của Năng lượng Cảm xúc

Lợi ích năng lượng cảm xúc sẽ giúp bạn:

Năng lượng cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây là một số lợi ích của việc cân bằng và tận dụng năng lượng cảm xúc:

  1. Tăng sức khỏe tinh thần: Cân bằng cảm xúc giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Nó tạo điều kiện cho tâm trạng tích cực và cải thiện trạng thái tinh thần tổng quát.
  2. Tăng hiệu suất làm việc: Khi chúng ta có năng lượng cảm xúc tốt, chúng ta có khả năng tập trung tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Sự tập trung cao đồng nghĩa với khả năng thực hiện công việc một cách chính xác và nhanh chóng hơn.
  3. Quản lý xung đột và mối quan hệ: Năng lượng cảm xúc giúp chúng ta nhận biết và hiểu cảm xúc của người khác, từ đó tạo ra sự thấu hiểu và đồng cảm. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn và giải quyết xung đột một cách hiệu quả.
  4. Tăng sự tự tin: Khi cân bằng cảm xúc, chúng ta cảm thấy tự tin hơn trong việc đối mặt với thách thức và khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta có khả năng tự tin hơn để thể hiện ý kiến và quan điểm của mình.
  5. Nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi chúng ta cân bằng cảm xúc, chúng ta trải nghiệm cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có khả năng tận hưởng những khoảnh khắc đáng quý, tạo ra mối quan hệ đáng giá và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
  6. Tăng sự sáng tạo: Năng lượng cảm xúc giúp kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Chúng ta có thể nắm bắt những ý tưởng mới, tìm ra giải pháp đột phá và tạo ra những sản phẩm và ý tưởng sáng tạo.

Các thành phần tạo nên Trí tuệ Cảm xúc:

Theo Daniel Goleman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Trí tuệ cảm xúc”, cho rằng trí tuệ cảm xúc có 5 thành phần:

1. Self Awareness: “Tự nhận thức”

  • Là khả năng nhận ra được cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, giá trị và mục tiêu của chính bản thân mình.
  • Trong cuộc sống, nếu những người có trí tuệ cảm xúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu và áp lực, thì điều họ làm là dành thời gian để tìm hiểu tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy.
  • Khi đã hiểu cặn kẽ vấn đề, họ có thể tìm cách giải quyết thích hợp.

2. Self Regulation: “Tự điều chỉnh”

Là khả năng quản lý trạng thái năng lượng của bạn như cảm xúc, hành vi và sự chú ý, theo những cách được xã hội chấp nhận và giúp đạt được các mục tiêu tích cực, chẳng hạn như duy trì các mối quan hệ tốt, học tập và duy trì sức khỏe, hạnh phúc

Là khả năng điều khiển và kiểm soát cảm xúc cho đến khi tìm được thời điểm phù hợp để bộc lộ.

Mọi người đều có thể trải qua khoảng thời gian có tâm trạng tồi tệ, xảy ra xung đột cảm xúc hoặc giận dữ và căng thẳng.

Tuy nhiên, những người có trí tuệ cảm xúc cao thường có kĩ năng tự quản lý.

Tức là, họ hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, thay vì để chúng điều khiển họ, như câu chuyện anh chàng cưỡi ngựa ở phần đầu bài viết.

Ví dụ, khi gặp phải 1 email tồi tệ hay cuộc gọi đầy giận giữ từ phía khách hàng, thì thay vì nóng giận và làm hỏng mọi chuyện, họ sẽ tự biết cách xử lý vấn đề, đồng thời ngăn cản không cho bản thân bị ảnh hưởng bởi những chuyện tiêu cực đó.

Suy cho cùng, những cảm xúc tiêu cực cộng với hành vi bốc đồng không những không giải quyết được vấn đề, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm trạng của bạn.

3. Motivation: “Động lực”

Động lực là những gì thúc đẩy chúng ta hành động. Nếu có động lực, đứng trước thất bại và trở ngại, bạn vẫn sẽ được truyền cảm hứng để đứng dậy và tiến lên phía trước.

Những người không có động lực thường không thích sự rủi ro và sợ việc thất bại. Họ thường sẽ chỉ chọn những việc không có tính thử thách và luôn đứng trong vòng an toàn.

Không những vậy, họ thường xuyên cảm thấy tiêu cực về chính công việc và những nhiệm vụ bản thân phải hoàn thành. Điều này không những ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bản thân, mà còn tạo cảm giác khó chịu cho đồng nghiệp.

4. Empathy: “Đồng cảm”

“Đồng cảm” chính là việc bạn hiểu, cảm thông và chia sẻ với cảm xúc của người khác một cách thận trọng, tử tế. Ngoài ra, đó còn là một kỹ năng quan trọng khi đàm phán với đồng nghiệp và khách hàng, vì việc đồng cảm giúp chúng ta dự đoán được nhu cầu và phản ứng của người khác.

Trong xã hội hiện nay, các nhà quản lý thông minh sẽ biết được cảm xúc, nhu cầu, nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của từng người trong nhóm. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng người một cách linh hoạt trong mọi công việc, dự án tùy theo năng lực của từng người.

Hơn nữa, đồng cảm là một phần quan trọng trong việc nhìn nhận, đưa ra các đánh giá, giúp giải quyết công việc của nhóm một cách sáng tạo ngay cả khi gặp khó khăn. Không những vậy, kĩ năng này sẽ giúp mọi người cảm thấy nhu cầu của bản thân được đáp ứng, từ đó xây dựng được môi trường làm việc thoải mái và hạnh phúc.

5. Social skills: “Kỹ năng xã hội”

“Kỹ năng xã hội” chính là việc bạn nhận biết được cảm xúc của mình và người khác. Với Social skills, nó giúp bạn rất nhiều trong việc đầu tư vào những mối quan hệ, cụ thể:

  • Nhận được lời khuyên, ý tưởng, quan điểm từ những người có lĩnh vực chuyên môn khác;
  • Đóng góp quan điểm của bạn để giúp đỡ người khác;
  • Mở rộng mạng lưới mối quan hệ và theo đuổi những cơ hội mới;…

Tầm quan trọng của Năng lượng Cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bản thân của bạn. Ngoài ra, năng lực này còn có sức mạnh to lớn giúp bạn kết nối với mọi người. Đây là một công cụ giúp chúng ta trong kinh doanh, đàm phán, tương tác với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và cả những người xa lạ.

Dưới đây là một vài lý do giải thích vì sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng trong công việc và cuộc sống:

  • Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao nhận thức tốt về bản thân: Bạn nắm bắt được cảm xúc của chính mình nên tự tin vào bản thân. Nhận thức được cảm xúc của mình trong mối tương quan với người khác giúp cho bạn truyền đạt cảm xúc tới người khác hiệu quả.
  • Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao phát triển mối quan hệ hiệu quả: Bạn biết cách lắng nghe và thấu cảm. Đặt mình vào vị trí của người khác khiến bạn hiểu hơn về cách ứng xử của họ. Từ đó, bạn có được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
  • Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao được các nhà tuyển dụng xem trọng: Khảo sát của CareerBuilder năm 2011 trên 2.600 quản lý nhân sự, 71% cho biết họ coi trọng EQ của nhân viên hơn IQ, và 59% cho rằng họ sẽ bỏ qua ứng cử viên có chỉ số IQ cao nhưng EQ thấp.
  • Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao thường trở thành một nhà lãnh đạo thành công: Họ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên khi giao tiếp. Họ cũng là những người lãnh đạo thấu đáo và được nhân viên tôn trọng vì biết quan tâm và thấu cảm.
  • Người có trí tuệ cảm xúc cao có cuộc sống hạnh phúc hơn: Bạn nhận thức được cảm xúc tiêu cực và tìm cách kiểm soát chúng. Chính vì vậy, bạn có nội tâm mạnh mẽ và cuộc sống hạnh phúc hơn những người còn lại.
  • Người có trí tuệ cảm xúc cao có sự bình tĩnh cần thiết để tránh cho cơ thể phải đối diện với một số loại bệnh do xúc động quá mạnh gây ra, như: tai biến mạch máu não, rối loạn cảm xúc, stress…

Xem thêm: Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc bằng kỹ năng chú tâm liên tục (Mindfulness)

Tháp năng lượng Cảm xúc

Tháp mức Năng lượng tâm thức tương ứng với trạng thái cảm xúc. Để các hoạt động làm việc ở mức tốt nhất cần có những cảm xúc tích cực. Những cảm xúc xấu như sợ hãi, lo lắng, giận dữ, buồn nản sinh ra những hóc môn căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất và chất lượng cuộc sống của bạn.

Về mặt thực tế, “cơ bắp” hoặc năng lực chính thúc đẩy cảm xúc tích cực là sự tự tin, tự chủ, kỹ năng xã hội và sự đồng cảm. Các “cơ bắp” hỗ trợ nhỏ hơn bao gồm sự kiên nhẫn, cởi mở, tin tưởng và thích thú.

Mở rộng Cảm xúc Tích cực

Cảm xúc tích cực ảnh hưởng và làm tăng các nguồn năng lượng thể chất, trí tuệ, tinh thần của bạn và những người xung quanh và ngược lại với cảm xúc tiêu cực làm tiêu hao các nguồn năng lượng này.

Làm chủ được cảm xúc là chúng ta có khả năng nhận diện theo dõi và phân biệt được cảm xúc của mình từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này sẽ giúp chúng ta cân nhắc và tránh mắc những sai lầm đáng tiếc.

Kiểm soát được cảm xúc sẽ giúp bạn:

  • Nhận biết cảm xúc của mình và mọi người
  • Giải tỏa căng thẳng và truyền cảm hứng cho bản thân
  • Kiểm soát nội tâm và các mối quan hệ

Khả năng này trưởng thành theo thời gian và tích lũy dần theo tuổi tác và kinh nghiệm bản thân.

Trong tổ chức nó có tính lan truyền và tác động đến những người xung quanh, cho nên kỹ năng kiểm soát cảm xúc là nguồn năng lượng đặc biệt của chúng ta.

Những cách mở rộng cảm xúc tích cực:

  • Học hỏi và khám phá những điều mới mẻ.
  • Tìm kiếm những niềm vui, điều tích cực trong cuộc sống.
  • Lan tỏa yêu thương.
  • Thực hành biết ơn và tha thứ.

Thu hẹp Cảm xúc Tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực sẽ tiêu hao nguồn năng lượng của bạn nó dẫn đến những hậu quả:

  • Bản thận lãnh nhận ngay hậu quả từ sự giận giữ, tức tối, lo lắng, sợ hãi
  • Tổn thương người thân
  • Làm giảm giá trị của chính mình
  • Có thể mất đi những mối quan hệ
  • Ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần…vv

Để thu hẹp cảm xúc tiêu cực bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Quan sát, gọi tên cảm xúc.
  • Chấp nhận cảm xúc.
  • Chuyển hướng suy nghĩ.
  • Tự làm dịu cảm xúc.
  • Viết nhật ký, viết blog
  • Kết nối với các mối quan hệ tích cực.
  • Học cách bộc lộ cảm xúc đúng lúc.
  • Tạo không gian riêng cho bản thân.
  • Thư giãn và làm việc bản thân yêu thích.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Tìm đến với yoga, thiền.
  • Thực hành Ho’oponopono

 

Những Phương pháp tạo ra Năng lượng Cảm xúc Tích cực

#1. Chia sẻ cảm xúc

Bạn nên học cách chia sẻ cảm xúc nhiều hơn, đừng giấu kín nó

Khi bạn chia sẻ nhiều hơn với bạn bè hay người thân bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, cảm xúc của bạn sẽ được xoa dịu bằng tình yêu và sự quan tâm

Ngược lại, nếu ít chia sẻ sẽ khiến bạn tủi thân, cô đơn và lạc lõng

#2. Yêu thương bản thân

Yêu thương bản thân nhiều hơn chính là sống cho bản thân bạn, cố gắng thực hiện những mục tiêu sâu thẳm trong tâm hồn bạn, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn, chú ý ăn uống và chăm sóc cơ thể.

#3. Luôn có mục tiêu cho cuộc sống và lập kế hoạch cho điều đó

Hãy lắng nghe mong ước của bản thân, tìm kiếm mục tiêu cho cuộc đời của bạn. Khi xác định được mục tiêu bạn dễ dàng có những hành động thực tế cho ước mơ

#4. Đi du lịch khám phá

Đi nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều con người, nhiều tính cách và nhiều môi trường sống khác nhau bạn sẽ dễ dàng mở lòng hơn, hạnh phúc hơn khi được trải qua những giây phút như vậy.

Bên cạnh đó, việc du lịch ngắm nhìn non nước nên thơ cũng là giải pháp khiến bạn dễ dàng xả stress, buông đi những nặng nề trong lòng và tìm kiếm những suy nghĩ lạc quan hơn trong bạn.

#5. Sống chậm lại và lắng nghe mong muốn của bản thân

Trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy luôn lắng nghe mong ước của bản thân nhiều hơn. Tại sao đó là chuyện bạn không muốn, không thích làm mà bạn lại im lặng chấp nhận?

Để trở thành con người nhiều năng lượng lạc quan, lan tỏa những giá trị tinh thần đến với những người xung quanh hãy trình bày rõ quan điểm mong muốn của mình và thực hiện nó

#6. Rèn luyện thể chất

Quan tâm, chăm sóc sức khỏe cơ thể cũng là cách khiến bạn tạo ra năng lượng tích cực

Cơ thể được chăm sóc tốt, khỏe mạnh dễ dàng mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng hơn trong bất kì việc gì. Khi bạn khỏe mạnh bạn mới có khả năng hoàn thành mục tiêu, quan tâm gia đình và bạn bè, hơn hết là theo đuổi ước mơ của bạn.

#7. Chăm chỉ học tập và nghiên cứu

Năng lượng tích cực cũng được sinh ra từ sách vở, con đường tri thức.

Khi bạn học tập tốt cả trong chuyên môn và cả đạo đức, bạn dễ dàng mang đến cho người đối diện cảm giác thoải mái bởi cách cư xử và suy nghĩ của bạn.

Sở hữu năng lượng tích cực khiến bạn sẽ mạnh mẽ, kiên trì và tạo lập cho bản thân những suy nghĩ lạc quan hơn khi gặp khó khăn.

#8. Học cách biết ơn

Khi bạn tạo dựng cho mình được đức tính biết ơn, bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều.

Biết ơn với những gì mình đang có, bạn sẽ dễ dàng mở lòng bao dung và không quá để ý những điều nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc mỗi ngày

#9. Xác định mục tiêu công việc

Trong công việc, để tạo dựng được nhiều năng lượng tích cực hơn bạn nên tạo dựng mục tiêu cho công việc của bạn. Việc có mục tiêu khiến bạn làm việc có hiệu quả, bạn biết mình đang muốn gì và không bị mơ hồ

#10. Lên lịch làm việc mỗi ngày, kết hợp nghỉ ngơi

Sắp xếp một thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi là điều cực kỳ cần thiết cho cả trí óc và cơ thể bạn

Hãy chia đều thời gian nghỉ ngơi và làm việc mỗi ngày để tạo dựng những thói quen tốt, mang lại những năng lượng tích cực

#11. Giao tiếp nhiều hơn

Giao tiếp nhiều hơn không chỉ giúp bạn tạo dựng được những mối quan hệ cộng tác lâu dài, mở rộng mạng lưới giao thiệp mà còn giúp bạn xây dựng được tinh thân tích cực và lạc quan hơn

#12. Thực hành Thiền / Chánh niệm

Thiền là phương pháp rèn luyện Tâm hay Rèn luyện Kỹ năng chú tâm liên tục hay còn được gọi là “Thực hành Chánh niệm”.

Khi thực hành kỹ năng chú tâm liên tục sẽ phát sinh một trạng thái Chánh Định, có được đồng thời sự Bình tĩnh (Cảm xúc) và Sự sáng suốt (Tâm trí) tiếp đến là sự bình yên và hạnh phúc nơi nội tâm.

Để mô tả về trạng thái Tâm được Bình yên, Vui vẻ và An ổn, trong chánh định, khi tu tập Chánh niệm qua Câu chuyện về: Bữa tiệc Yên trời trong Tây du ký được giải mã bới Thiền sư Nguyên tuệ như sau:

Một số chi tiết chính: Trong tập phim Tôn ngộ không đại náo thiên cung

Ngộ không đanh lên tận thiên đình, và đòi Ngọc Hoàng nhường ngôi, Ngọc Hoàng tức giận sai các thiên binh thiên tướng giỏi nhất để bắt Ngộ không nhưng không thể nào thắng nổi,

Không còn cách nào, Ngọc Hoàng bèn nhờ tới Phật tổ Như lai, Như Lai biết Ngộ có 72 phép thần thông nhưng đánh cược rằng nếu Ngộ không trổ tài mà thoát khỏi bàn tay của Như lai thì làm vua nước trời cũng không cản, nếu không sẽ bị nhốt dưới ngọn núi và tu tập tiếp, trấn đấu đó Ngộ Không đã thua cuộc bị Như Lai nhốt dưới núi Ngũ Hành Sơn

Khi Ngộ Không bị nhốt, thì Ngọc Hoàng cho mở tiệc ăn mừng, được ví như Bữa tiệc yên trời, Khi mọi người đang hân hoan vui vẻ thưởng thức bữa tiệc với, âm nhạc tiên, vũ điệu tiên, rượu tiên, thức ăn tiên, thì có cấp báo, Tôn Ngộ không đang làm rung chuyển ngọn núi và sắp thoát ra được, mọi người ai cũng hoảng hốt kinh hãi, và lo lắng khi nghe thấy tin này, khi đó Như lai sai người thả lá bùa lên đỉnh núi Ngũ Hành Sơn thì Tôn Ngộ Không bị ngọn núi đè chặt không thể nào ngọ nguậy để thoát ra được.

Trong câu chuyện này tác giả Tây Du Ký sử dụng các ẩn ý sâu xa: thể hiện Tâm biết Ý thức tà tri kiến (bị chi phối bởi Tham Sân Si) qua Nhân vật Tôn Ngộ không, và với tâm biết tà kiến này thì đã làm náo loạn thiên cung, làm những chuyên kinh thiên động địa, khiến bao người khiếp sợ lo lắng, ăn ngủ không yên, thể hiện trạng thái Tâm thức khi tà kiến có mặt.

Nhưng khi tâm biết tà kiến đó bị nhốt lại dưới ngọn núi có gắn lá bùa chỉ cho trạng thái TU TẬP thiền định và khi Tâm biết tà kiến đó bị nhiếp phục thì tâm thức được bình yên, an ổn và vui vẻ được ví như Bữa tiệc yên trời.

Câu chuyện Bữa tiệc yên trời được giải mã bởi Thiền Sư Nguyên Tuệ người hướng dẫn thực hành phương pháp Thiền Tứ Niệm Xứ từ Gosinga một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận.

Tóm kết

Cảm xúc có tác động và chi phối những quyết định hàng ngày của bạn, dễ dàng nhận thấy khi cơn lũ cảm xúc ập đến ngay cả những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, căng thẳng hay vui mừng quá mức, hành vi “bốc đồng” nó đều làm méo mó và bẻ cong sự thật, khiến bạn mất bình tĩnh và không thể sáng suốt dễ dẫn tới những quyết định “sai lầm” do bị chi phối bởi cảm xúc “thích/ghét”

Rất may là Trí tuệ Cảm xúc có thể cải thiện được bằng các phương pháp được chia sẻ trong bài viết này, và đặc biệt với phương pháp thứ #12 là Thực hành Chánh niệm, nó giúp thay đổi tận gốc rễ của nhận thức, một phương pháp hữu hiệu để chữa căn tận gốc bệnh lo lắng, hồi hộp và căng thẳng quá mức chuyển sang một trạng thái mới là bình tĩnh, sáng suốt, với 1 tình thần tích cực vui và thoải mái hơn. Để thành tựu được kỹ năng chú tâm liên tục (thiền) bạn tìm hiểu thêm tại đây

Năng lượng Cảm xúc là một trong 4 nguồn năng lượng thiết yếu của con người, bạn muốn tìm hiểu tổng quan 4 nguồn năng lượng này tại bài viết: Học cách quản trị năng lượng bản thân bằng cách cân bằng giữa tiêu hao và hồi phục

Tổng hợp và biên tập

  • IC Team

Nguồn tham khảo:

  • Sách Trí tuệ Cảm xúc của Daniel Goleman
  • Kỹ năng chú tâm liên tục từ Gosinga

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *