Tháng mười một 22, 2024

Chủ đề Quản trị Năng lượng con người tưởng như không liên quan trực tiếp đến hiệu suất công việc, nhưng nó được cho là yếu tố THEN CHỐT để tạo ra hiệu suất cao và tái tạo sinh lực cá nhân.

Nhìn nhận tư thực trạng, khi thời gian chúng ta làm việc lâu năm sau 15, 20 năm trải qua những giai đoạn được cho là giai đoạn vàng của tuổi lao động, trong quãng thời gian này chúng ta gặt hái được những thành công trong công việc nhưng cũng gặp nhiều vấn đề về tinh thần và sức khỏe như: xuất hiện các bệnh về xương khớp, vai gáy, cột sống, căng thẳng và mức độ tập trung kém dần.

Công việc lặp đi lặp lại có những lúc dẫn tới NHÀM và CHÁN.

Nhận thấy vấn đề Năng lượng cá nhân và tổ chức thực sự cần thiết đáng được quan tâm tìm hiểu sâu để tìm cách cải thiện chất lượng và hiệu suất trong cả cuộc sống cũng như trong công việc.

Nội dung trình bày dựa theo tài liệu nghiên cứu từ dụ án The Energy Project của Tony Schwartz và Catherine McCathy, mới đầu họ nghiên cứu năng lượng trên những vận động viên và giúp họ đạt được những thành tích cao sau phương pháp này được ứng dụng rộng rãi sang nhiều đối tượng khác như Bác sỹ, đội giải cứu FBI, giới kinh doanh, dân văn phòng vv.

Nghiên cứu quản trị năng lượng con người chỉ ra rằng.

  • Năng lượng là nguồn lực quan trọng nhất của cá nhân và tổ chức
  • Mỗi suy nghĩ, cảm giác và hành động đều có hệ quả về mặt Năng lượng
  • Thuật ngữ 24/7 mô tả công việc không bao giờ chấm dứt
  • Nhu cầu ngày càng tăng của con người khiến họ càng làm nhiều việc nhằm thỏa mãn mong muốn của mình
  • Thói quen làm việc triền miên, căng thẳng và kém tập trung
  • Mất cân bằng trong cuộc sống khi có nhiều mối quan tâm khác ngoài công việc như: sức khỏe, gia đình, bạn bè, vv
  • Đa số chúng ta chưa quan tâm đúng mức và dành đủ thời gian cho vấn đề Năng lượng con người.

Vấn đề: Tại sao cần quan tâm tới Quản lý Năng lượng bản thân

Kết quả Nghiên cứu của The Energy Project Bài kiểm tra 12K người trên 73 quốc gia dựa trên 4 nguồn năng lượng chính:

  • Thể chất
  • Cảm Xúc
  • Tâm Trí/trí tuệ
  • Tinh Thần

Kết quả:

  • 64% ngủ ít hơn 7-8 tiếng
  • 64% cảm thấy khó chịu mất bình tĩnh, lo lắng tại nơi làm việc
  • 66% cho rằng những gì họ làm là do yêu cầu chứ không phải bản thân thấy cần phải làm
  • 61% dành ít thời gian cho công việc họ giỏi và muốn làm
Quản lý Năng lượng bản thân
Các nguồn năng lượng của con người

Cuộc sống liên tục căng thẳng và phung phí NĂNG LƯỢNG mà không dành thời gian để cơ thể HỒI PHỤC năng lượng là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả như trên

Với 4 nguồn năng lượng thiết yếu của con người :

  1. 80% dân số thế giới bị xếp vào dạng ít vận động, tức chung ta đang sử dụng rất ít năng lượng thể chất
  2. Về Cảm xúc chúng ta tiêu tốn năng lượng quá mức vào việc lo âu, căng thẳng và giận dữ sợ hãi (năng lượng tiêu cực)
  3. Tâm trí chúng ta không dành thời gian cho sự tập trung quá mức/không đúng cách dẫn đến căng thẳng mệt mõi
  4. Về Tinh thần chúng ta tập trung quá ít thời gian cho việc xác định những điều có ý nghĩa và cần ưu tiên

Bạn tự cảm nhận mình đang sử dụng 4 nguồn NĂNG LƯỢNG đang như thế nào? Và nếu có 1 trong các yếu tố làm NĂNG LƯỢNG của bạn bị giảm, vậy làm thế nào để cải thiền và PHỤC HỒI?

Tác động của NĂNG LƯỢNG tới Cuộc sống và Công việc

Một nghiên cứu nhân sự toàn cầu tiếp cận 90 nghìn người toàn cầu, chỉ 20% cảm thấy tận tâm, 40% họ không toàn tâm, chỉ đến “điểm danh” và không phát huy hết khả năng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc lẫn cuộc sống của họ.

Bạn càng làm việc lâu hơn, khuya hơn, và liên tục hơn về đêm bạn càng đạt hiệu quả thấp và dễ sai lầm hơn. Theo thống kê, những người làm ca đêm có số lượng tai nạn giao thông tăng 2 lần tỷ lệ mắc chứng động mạch vành, đau tim cao hơn so với người làm việc ca ngày.

  • Làm việc liên tục trong khoảng thời gian dài khả năng tập trung càng giảm dần
  • Khoảng nghỉ sau 90’ giúp hồi phục và tái tạo năng lượng sẽ làm cho khoảng làm việc tiếp theo tăng được mức độ tập trung và đạt hiệu quả công việc cao hơn.
  • Đặc thù công việc của người làm việc tại văn phòng là ngồi nhiều
    • Làm việc 8-10 tiếng mỗi ngày, tích tụ tăng dần theo thời gian 10-15-20 năm phát sinh nhiều loại bệnh
    • Thời gian làm việc lâu sẽ phát sinh các bện như: Đau vai gáy, khớp ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần
  • Khả năng tai nạn cao hơn khi lái xe dài liên tục, lái xe khi thiếu ngủ
  • Khả năng tai nạn trong lao động nếu làm việc kéo dài liên tục

Tuy nhiên Sự căng thẳng không phải là kẻ thủ, trái lại nó là mấu chốt của sự phát triển. Để tăng cường sức mạnh cơ bắp, trí óc chúng ta cần tiêu hao năng lượng vượt mức bình thường, sau đó phục hồi

Tại sao cần Hồi phục Năng lượng bản thân

Chuyển động nhịp nhàng giữa Tiêu hao và Phục hồi năng lượng được gọi là sự dao động

  • Sự dao động liên quan tới chu kỳ tối ưu của quãng thời gian làm việc/thời gian nghỉ ngơi
  • Nỗ lực làm việc kéo dài mà không hồi phục hoặc hồi phục kéo dài mà không nỗ lực làm việc đều làm năng lượng bị tiêu hao
  • Tập luyện quá mức hoặc tập luyện chưa đủ cũng không đạt được năng lượng tối ưu
  • Đa phần chúng ta chưa được rèn luyện đủ mức về Thể chất và Tinh thần (nỗ lực không đủ) và bị rèn luyện quá mức về mặt Trí tuệ và Tình cảm (hồi phục không đủ)
  • Tập luyện theo chu kỳ có ưu thể hơn hẳn tập luyện ổn định (không có chu kỳ)

Nhịp đập của cuộc sống

Nhịp đập của tự nhiên

  • Chuyển động nhịp nhàng giữa hoạt động và nghỉ ngơi
  • Hoạt động theo chu kỳ, luân chuyển các mùa, ngày đêm, gấu ngủ đông, vv

Nhịp đập của cơ thể

  • Cũng có nhịp như nhịp thở, sóng não, nhịp tim, huyết áp, vv
  • Con người là những bản thể dao động trong một vũ trụ dao động
  • Hoạt động sóng não, tất cả đều tăng lên trong giai đoạn đầu của chu kỳ, sau khoảng thời gian giữa 90 và 120 phút bắt đầu giảm, đòi hỏi một khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Quản lý 4 nguồn Năng lượng Thiết Yếu của bạn

Làm thế nào để tránh kiệt sức khi đối diện với những căng thẳng trong cuộc sống cũng như trong công việc? Hồi phục Năng lượng cho 4 Nguồn năng lượng:

  • Thể chất
  • Cảm xúc
  • Tâm trí
  • Tinh thần
Bạn cần quản lý 4 nguồn năng lượng thiết yếu chú không phải thời gian
Quản lý Nguồn năng lượng của bạn chú không phải quản lý thời gian của bạn

4 nguồn năng lượng này nuôi dưỡng lẫn nhau và có sự liên quan chặt chẽ, khi thể chất ở trạng thái mệt mỏi gia tăng sẽ dẫn tới sự tập trung khó khăn hơn, ở góc tình cảm khi lo lăng, bực dọc sẽ cản trở sự tập trung.

1. THỂ CHẤT (Tiếp thêm sinh lực)

Thấy rõ tầm quan trọng của thể chất với những vận động viên những người làm việc chân tay, số còn lại được đánh giá bằng lao động trí óc, và nghĩ rằng cao hơn lao động chân tay nên có xu hướng coi thường vai trò của năng lượng thể chất. Nhưng thực thể Thể chất là năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động lao động dù chân tay hay trí óc.

Nó ảnh hưởng tới cảm xúc, duy trì sự tập trung, suy nghĩ, sáng tạo. Năng lượng thể chất phụ thuộc bởi những yếu tố Nhịp thở, Ăn uống, Ngủ nghỉ.

Năng lượng Thể chất rất quan trọng nó ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc và tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất trong công việc.

Vận động cũng là một dạng hồi phục tinh thần, cảm xúc, và làm tâm trí tĩnh lại. Bạn quản trị năng lượng thể chất của mình như thế nào?

Những cách để cải thiện Năng lượng Thể chất bản thân:

Tập luyện xen kẽ là phương pháp tăng cường sự chịu đựng áp lực, đồng thời để cơ thể hồi phục sức lực hiệu quả hơn. Nguồn nhiên liệu quan trọng với năng lượng Thể chất là HƠI THỞ, ĂN UỐNG, NGỦ NGHỈ

  • Vận động Thể dục thể thao
    • Ít nhất 30 phút mỗi Sáng, tập luyện có chu kỳ, 2-3 lần một tuần
      • Đi bộ khoảng 6000 bước
      • Đi bộ và chạy bộ xen kẽ, chạy 5 phút đi bộ 3 phút và lặp lại
      • Chạy bộ 15-20 phút
    • Tại văn phòng đứng dậy sau mỗi khoảng 90 phút, khoảng nghỉ ngơi ngắn 10-15 phút sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng
    • Khuyến khích tập luyện giữa ngày để gia tăng năng lượng sẽ khiến tập trung tốt hơn thời gian sau đó.
    • Ăn 5-6 bữa một ngày
    • Ngày uống 2 lít nước
  • Đứng lên và trao đổi với đồng nghiệp
  • Uống trà và trao đổi với người khác
  • Giấc ngủ ngắn 20-30 buổi trưa
  • Giấc ngủ 7-8 tiếng (ngủ đủ giấc)

HÃY NHỚ: Luyện tập xen kẽ có hiệu quả hơn luyện tập liên tục và sẽ giúp hồi phục năng lượng hiệu quả hơn.

Xem chi tiết hướng dẫn: Quản trị năng lượng thể chất của bạn một cách tối ưu

2. CẢM XÚC (Gắn bó về Tình cảm)

Cảm xúc Là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ vui, buồn, giận,  sợ hãi, thú vị, vv

Để các hoạt động, làm việc ở mức tốt nhất cần có những cảm xúc tích cực, những cảm xúc xấu như sợ hãi, lo lắng, giận dữ, buồn nản sinh ra những hóc môn căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất và chất lượng cuộc sống của bạn.

Tháp mức năng lượng tương ứng với trạng thái CẢM XÚC.

Cảm xúc: Tích cực & Tiêu cực

Cảm xúc ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất hoạt động và làm việc của chúng ta, chúng ta càng nhận biết cảm xúc rõ ràng thì càng có khả năng tác động đến chúng.

Luôn tự xem mình đang ở khu vực nào của cảm xúc. Nếu rơi vào vùng cảm xúc tiêu cực hãy dành chút thời gian xác định nguyên nhân và chủ động dành thời gian để Phục hồi. Năng lượng có tính lan tỏa nó có tác động tới những người xung quanh bạn.

Lợi ích của Cảm Xúc Tích cực

  • Năng lượng Trí tuệ cảm xúc Thúc đẩy hành động hướng tới đạt được mục tiêu
  • Thấu hiểu người khác,
    • Kết nối hơn
    • Cởi mở và hòa đồng
    • Cải thiện kỹ năng thông cảm
  • Giảm mức độ căng thẳng
  • Trở nên happy hơn trong cuộc sống, công việc

Những cách cải thiện cảm xúc/Trí tuệ cảm xúc:

Luôn tự xem mình đang ở khu vực nào của cảm xúc. Nếu rơi vào vùng cảm xúc tiêu cực hãy dành chút thời gian xác định nguyên nhân và chủ động dành thời gian để Phục hồi.

Quản trị Năng lượng cảm xúc: cân bằng giữa TIÊU HAO và PHỤC HỒI bằng những THÓI QUEN luyện tập xen kẽ vượt qua ngưỡng hiện tại sau đó hồi phục lại.

Cải thiện Năng lượng cảm xúc có thể được rèn luyện như cách rèn luyện thể chất, thúc đẩy bản thân vượt qua ngưỡng của bản thân rồi sau đó hồi phục. Bất kỳ hoạt động nào thú vị, làm hài lòng và khích lệ đều là nguồn để hồi phục năng lượng cảm xúc.

  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Thiền hoặc Yoga
    • Thả lỏng toàn bộ cơ thể, thả lỏng toàn bộ tâm trí
    • Hít thở sâu 3-5 lần, 3 nhịp
      • 1 hít vào 1 hơi thở 3-5 giây
      • Giữ 5-10 giây
      • Thở ra 3-5 giây
    • Kết nối các mối quan hệ tích cực
      • Nói chuyện, chia sẻ cảm xúc với người bạn tin tưởng
    • Danh thời gian để hồi phục
    • Tập trung vào điều tích cực, tìm điều tích cực trong mọi hoàn cảnh
    • Biết ơn những cảm giác tiêu cực
      • Trải qua cảm giác tiêu cực mới hiểu ý nghĩa cảm giác tích cực
      • Khi trải qua nỗi đau mới hiểu ý nghĩa của hạnh phúc

Xem thêm các bài viết liên quan về Năng lượng cảm xúc:

3. Tâm Trí/ Trí óc (Tập trung về tâm trí)

Năng lượng Trí tuệ Tập trung đúng mức và Lạc quan có cơ sở. Năng lực trí óc là cái dùng để tổ chức cuộc sống và tập trung sự chú ý của mình.

Bộ óc chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng cần tới 25% lượng oxy. Trí óc hàng ngày có tới 60.000 luồng suy nghĩ, nhưng đa số tới trên 80% là những suy nghĩ vô ích những suy nghĩ này tiêu tốn một lượng năng lượng rất lớn.

Năng lực Trí tuệ phát sinh từ sự cân bằng giữa tiêu hao và phục hồi năng lượng Trí tuệ

  • Năng lực Trí tuệ là dùng để tổ chức cuộc sống và tập trung sự chú ý
  • Năng lượng trí óc hữu ích cho sự toàn tâm toàn ý, luôn hành động tích cực hướng tới kết quả hoặc mục tiêu mong muốn
  • Luyện tập Thể lực giúp kích thích khả năng nhận thức
  • Năng lượng thể chất, tình cảm, trí tuệ nuôi dưỡng lẫn nhau, một người khó tập trung năng lực trí tuệ khi đang với sức khở kém hoặc cảm giác lo lắng, sợ hãi hay bực dọc.
  • Năng lượng trí tuệ phát sinh từ tư duy tích cực

Những cách cải thiện Năng lượng Trí tuệ

Bất kể những gì thúc đẩy sự tập trung đúng mức và lòng lạc quan có cơ sở đều có lợi cho hiệu suất. Năng lực Trí tuệ: cũng giống như thể chất, tình cảm được sinh ra từ sự CÂN BẰNG giữa tiêu hao và hồi phục.

Gia tăng Năng lượng trí tuệ ảnh hưởng bởi những LẬP TRÌNH TỰ ĐỘNG, những thói quen tích cực hay tiêu cực theo thời gian sẽ tác động mạnh mẽ tới mức năng lượng của bạn.

Câu hỏi mở rất hay của tác giả cuốn sách Tư duy như Leonardo de Vinci: ‘Những ý tưởng hay nhất xuất hiện khi bạn đang làm gì?’ Đa số câu trả lời là:

  • Đi bộ ngoài trời
  • Lúc đang tắm
  • Đang nằm nghỉ
  • Đang nghe nhạc
  • Hầu như không có đáp án nào nói nó xuất hiện khi đang làm việc

Ý tưởng hay được xuất hiện khi tâm trí được thư giãn thả lõng.   Do vậy để phát triển năng lượng Trí óc bạn nên.

  • Suy nghĩ theo hướng tích cực
  • Tập trung vào những mối quan hệ mạng lại cho bạn niềm vui
  • Năng lực trí tuệ phát sinh từ sự Cân băng giữa tiêu hao và hồi phục với Tập luyện xen kẽ có phương phác.
  • Liên tục thử thách trí óc là cách bảo vệ chống lại sự lão hóa theo thời gian.
  • Thực hành chánh niệm
  • Giải lao thường xuyên có chu kỳ.
  • Về với thiên nhiên trong kỳ nghỉ cuối tuần
  • Áp dụng kỹ năng Chú tâm liên tục không tập trung (Thiền) áp dụng mọi nơi mọi lúc
    • Lúc đi bộ, đi dạo (tranh thủ lúc vệ sinh)
    • Khi ngồi làm việc đồng thời thực hành kỹ năng chú tâm quan sát các cảm giác trên thân như cảm giác tiếp xúc giữa mông với ghế
    • Ngủ đủ giấc, ngủ trong chánh niệm

Lợi ích của Thiền

  1. Giảm căng thẳng
  2. Kiểm soát lo lắng
  3. Nâng cao nhận thức về bản thân
  4. Cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ
  5. Tăng sức mạnh Tinh thần và sự tập trung
  6. Điều hòa huyết áp
  7. Cải thiện hệ thống miễn dịch và mức năng lượng
  8. Kiểm soát sức khỏe của tim và não

4. Tinh Thần (Nâng đỡ về Tinh thần)

Năng lượng tinh thần cho ta một sức mạnh đặc biệt để hoạt động trên mọi phương diện của đời sống, nó khích lệ niềm say mê, tính kiên trì và sự tận tâm

Những người sống sót sau vụ khủng bố 11/9/2001 bị kiệt sức và tổn thương tinh thần, động lực làm việc của họ giảm sút tới mức rất thấp, Ban lãnh đạo 1 công ty đã quyết định và tuyên bố dành 25% lợi nhuận dành cho những người thân của gia đình đã tử nạn. Quyết định này đã thúc đẩy các nhân viên còn lại phấn đấu vì mục đích cao cả hơn lợi ích cá nhân, nhờ vậy công ty và các nhân sự của họ vượt qua được thảm kịch và thách thức phía trước.

Franlk người sống sót sau trại tập trung của nhà tù Đức quốc xã đã viết: dẫn chứng câu nói của Nietzche: “Người có mục đích sống có thể chịu đựng được bất cứ điều gì”. Năng lượng tinh thần phát sinh từ sự liên kết giữa chuẩn mực hướng thượng với mục đích cao cả hơn mục đích cá nhân. Tinh thần sẽ được nâng cao khi xác định rõ Ý nghĩa và Mục đích

Một số ý tưởng để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn:

Bất kỳ những gì thổi bùng lên ngọn lửa tinh thần đều đáng để hướng sự toàn tâm toàn ý vào đó. Tiêu hao và hồi phục tinh thần liên quan mật thiết với nhau

Duy trì năng lượng tinh thần bằng cách CÂN BẰNG giữa mục đích cao hơn mục đích cá nhân và sự quan tâm đúng mức đến bản thân. Tăng cường năng lượng Tinh thần đòi hỏi phải thúc đẩy mình vượt qua giới hạn tương tự như tăng cường thể chất.

  • Tìm hiểu điều gì khiến bạn cảm thấy bình yên, được yêu thương, mạnh mẽ và được kết nối.
  • Dành một phần trong ngày của bạn để phục vụ cộng đồng.
  • Đọc những cuốn sách truyền cảm hứng.
  • Hãy thử Thiền.
  • Đi dạo ngoài trời.
  • Cầu nguyện – một mình hoặc với một nhóm.
  • Tập yoga.
  • Chơi môn thể thao yêu thích của bạn.
  • Dành thời gian yên tĩnh cho bản thân.

Nguyên tắc quản trị Năng lượng bản thân

Quản trị năng lượng mới là điều quan trọng với hiệu suất chứ không phải quản trị thời gian

  1. Toàn tâm toàn ý đòi hỏi sử dụng 4 nguồn năng lượng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ: Thể chất, Cảm xúc, Trí tuệ, Tinh thần.
  2. Năng lượng tiêu hao cả khi LẠM DỤNG lẫn khi không TẬN DỤNG nó, cần bù đắp tiêu hao năng lượng bằng phục hồi năng lượng xen kẽ.
  3. Để phát triển khả năng chúng ta phải nỗ lực luyện tập theo đúng phương pháp của những vận động viên giỏi nhất.
  4. Những thói quen năng lượng tích cực, những công việc hàng ngày rất cụ thể để quản trị năng lượng là THEN CHỐT đối với sự toàn tâm toàn ý và hiệu suất cao.

Quy trình phát triển Năng lượng 3 bước

Làm thế nào để có thể tạo và duy trì năng lượng đặc biệt khi nhưng nhu cầu đòi hỏi ngày một tăng lên, nhưng thực tế theo thời gian khả năng của chúng ta sẽ giảm đi theo tuổi tác.

Để phát triển năng lượng chúng ta cần phải thường xuyên đặt mình vào việc áp lực cao hơn và tiếp theo đó là phục hồi đầy đủ. Thử thách với sức lực vượt qua ngưỡng hiện tại của nó sẽ dẫn đến cái gọi là SIÊU BÙ ĐẮP.

Chúng ta phát triển năng lượng về mọi mặt bằng cách tiêu hao vượt quá giới hạn bình thường sau đó phục hồi lại. Phát triển năng lực đòi hỏi sự tự nguyện chịu đựng đau đớn chốc lát để được lợi ích lâu dài.

Cân bằng giữa TIÊU HAO và HỒI PHỤC năng lượng là THEN CHỐT để đạt hiệu suất cao với tập thể lẫn cá nhân Duy trì NHỊP ĐIỆU DAO ĐỘNG bốn nấc thang KIM TỰ THÁP hiệu suất:

Quy trình 3 bước:

  1. Xác định mục đích
  2. Đối diện với Sự thật cảm xúc
  3. Hành động, sức mạnh của những Thói quen

Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH: Nguyên tắc tạo ra sự toàn tâm toàn ý

Mục Đích tạo ra một Điểm đến, nó thúc đẩy sự toàn tâm toàn ý bằng cách khích lệ mong muốn dành năng lượng vào một hoạt động hoặc mục đích cụ thể có ý nghĩa.

Sức mạnh của Mục đích: Mục đích là nguồn lực lớn nhất của Năng lượng, nó khích lệ sự tập trung, định hướng, niềm say mê và tính kiên trì.

Mục đích cao cả hơn lợi ích cá nhân: Con người có thể hy sinh mạng sống để phụng sự một mục đích, một lý tưởng mà họ đặt niềm tin sâu sắc Chúng ta hầu như không dành thời gian suy ngẫm về điều mà ta coi trọng nhất hoặc đặt những ưu tiên đó lên hàng đầu. Nên không có những thói quen tích cực để thiết lập các mục tiêu phát triển năng lượng.

Bước 2: Đối diện với Thực Tế: Bạn đang quản trị Năng lượng ra sao?

Đối diện với sự thật sẽ giải phóng năng lượng của bạn. Một số sự thật khó chịu tới mức không thể thừa nhận chúng ngay lập tức, những cảm xúc như nỗi đau, lo lắng kéo dài, căng thẳng quá mức, chúng nên được chuyển biến dần dần.

Những gì không được thừa nhận thì chúng ta thường tiếp tục phản xạ chúng một cách vô thức. Thừa nhận những hạn chế của bản thân sẽ làm giảm phản ứng phòng thủ và làm tăng năng lượng tích cực.

Bước 3: Bắt Tay vào Hành động: Sức mạnh của những Thói quen tích cực

Những THÓI QUEN nề nếp là công cụ để quản lý năng lượng hiệu quả giúp chúng ta hành động để hướng đến đạt được mục tiêu. Tất cả những thành tích xuất sắc đều dựa trên những thói quen tích cực để quản trị năng lượng và kiểm soát hành vi của mình.

Có thể thay thế những hạn chế về Ý chí chủ động và Kỷ luật bằng cách tạo ra những THÓI QUEN nề nếp tích cực và biến chúng thành tự động Vai trò quan trọng nhất của Thói quen nề nếp là đảm bảo sự cân bằng giữa tiêu hao và hồi phục năng lượng để cho sự toàn tâm toàn ý.

Nguyên tắc hồi phục năng lượng:

  • Những thói quen năng lượng tích cực các công việc hàng ngày rất cụ thể để quản lý năng lượng là THEN CHỐT để luôn toàn tâm toàn ý và đạt hiệu suất cao.

Quản trị năng lượng

Những thói quen nề nếp có ích như những mỏ neo, đảm bảo trong tình huống xấu nhất ta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng cho những điều mà ta coi là quan trọng nhất.

Trái với ý chí và kỷ luật – nghĩa là thúc đẩy mình hành động – một thói quen nề nếp được xác định rõ sẽ thúc đẩy ta.

Thói quen nền nếp giúp Hồi phục năng lượng: Vai trò quan trọng nhất của thói quen nề nếp là đảm bảo sự cân bằng hữu hiệu giữa tiêu hao và phục hồi năng lượng để phụng sự cho việc toàn tâm toàn ý. Hành động:

  • Thói quen nề nếp Tập thể dục giúp nâng cao Năng lượng Thể chất
  • Những thói quen tích cực tác động đến Cảm xúc cải thiện các mối quan hệ gia đình và đồng nghiệp

Mẫu Kế hoạch Hành động: Chiến lược tạo THÓI QUEN nề nếp

Thể Chất  Tình cảm (Cảm xúc)

Phương pháp: CÀNG NHIỀU CÀNG ÍT

  • Nguyên lý Pareto 20/80
  • Biểu đồ Sự Hồi phục
  • Xác định những mục tiêu để hành động
  • Sắp xếp thứ tự theo mức độ Ưu tiến
  • Xác định và làm Những điều quan trọng nhất
  • Tìm ra những cách hay phương pháp mà chỉ thực thực hiện 20% nhưng tác động đến 80% kết quả

KẾT QUẢ SẼ ĐƯỢC CẢI THIỆN

Chúng ta không thể thay đổi được điều mà chúng ta không thể nhận thức được vấn đề chúng ta đang gặp phải, do vậy điều quan trọng khi bạn nhận ra được là việc quản trị năng lượng nó là vấn đề then chốt giúp chất lượng cuộc sông cũng như công việc của bạn tốt hơn, tập trung vào làm những việc quan trọng có ý nghĩa và hướng đến mục đích cuộc sống của bạn.

Cuộc đời rạo rễ của Roger B đã được chấn chỉnh khi áp dụng quy trình Hồi phục và Tiêu hao năng lượng từ khi áp dụng các bài tập Energy Audit Roger thừa nhận anh luôn cảm thấy tiêu cực và dễ bị kích động, trước khi áp dụng những thói quen nề nếp tích cực.

Anh đã tỉnh ngộ và thay đổi khi Lấy MỤC ĐÍCH làm động cơ CHUYỂN BIẾN và Tiến xa hơn: Thói quen nề nếp tích cực giúp Roger cải thiện và duy trì 4 nguồn Năng lượng của mình luôn ở mức cao.

Cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn: Cần làm quen với NHỊP SỐNG mới và duy trì nó trong tương lai, chúc bạn luôn duy trì được mức năng lượng tích cực trong hành trình mới.

Dũng Hoàng