Outline – Tuệ Tri Lý Duyên Khởi Thì Chấp Nhận Bất Kỳ Quả Nào Xảy Ra

Giới thiệu:
Bài viết thảo luận về cách đối diện với những phản ứng trái chiều khi làm việc thiện, đặc biệt là khi gặp phải sự phê phán. Luận điểm chính là hiểu rõ lý duyên khởi và quy luật nhân quả để chấp nhận mọi kết quả xảy ra mà không bị tham, sân, si chi phối. Mục đích là giúp người đọc ứng dụng tuệ tri lý duyên khởi vào đời sống, giữ tâm bình thản/an lạc trước mọi hoàn cảnh.

I. Quả Của Nghiệp Phức Tạp, Khó Đoán Định

  • A. Tính phức tạp của quả:
    • 1. Quả không chỉ do một nhân sinh ra: Quả phát sinh từ sự tương tác của hai nhân trở lên.
    • 2. Khó đoán định: Do sự phức tạp trong tương tác nhân, quả thiện không phải lúc nào cũng đưa đến kết quả vui..
  • B. Ví dụ về quả vui và quả khổ khi làm việc thiện:
    • 1. Quả vui: Khi giúp đỡ người khác và nhận được sự hoan hỷ, biết ơn.
    • 2. Quả khổ: Khi cho đi nhưng bị chê bai, phê phán.
  • C. Hiểu đúng quy luật nhân quả:
    • 1. Tránh hiểu theo lối một chiều: Không nên giải thích nhân quả theo kiểu một nhân sinh ra quả.
    • 2. Nhân quả là sự tương tác: Hai nhân tương tác cùng diệt mới phát sinh ra một hoặc nhiều quả.

II. Hiểu Sai Về Nhân Quả (Vô Minh)

  • A. Quan niệm sai lầm:
    • 1. Nhân nào quả nấy: Cho rằng nhân thiện luôn mang lại quả vui, nhân ác mang lại quả khổ.
    • 2. Một nhân sinh quả: Hiểu sai lạc về quy luật nhân quả.
  • B. Sự thật về quy luật nhân quả:
    • 1. Hai nhân tương tác: Cần nhận thức rõ sự tương tác giữa các nhân.
    • 2. Cùng diệt và phát sinh quả: Hai nhân cùng diệt mới tạo ra quả.

III. Tuệ Tri Lý Duyên Khởi Thì Chấp Nhận Bất Kỳ Quả Nào

  • A. Hiểu rõ lý duyên khởi:
    • 1. Kết quả do hai nhân tương tác: Nhận thức rõ rằng kết quả là do sự tương tác của nhiều yếu tố.
    • 2. Chấp nhận mọi kết quả: Dù khen hay chê, đều hiểu là do tương tác của các nhân.
  • B. Tính chất của kết quả:
    • 1. Vô chủ, vô sở hữu: Không ai có thể hoàn toàn điều khiển kết quả.
    • 2. Chấp nhận không thích, không ghét: Giữ tâm xả, không bị dính mắc vào kết quả.
  • C. Nền tảng của tuệ tri:
    • 1. Hiểu sâu sắc lý duyên khởi: Thấy rõ quy luật hai nhân tương tác.
    • 2. Kết quả vô thường, vô ngã: Nhận biết tính vô thường và vô ngã của mọi sự.

IV. Ứng Dụng Lý Duyên Khởi Trong Mọi Lĩnh Vực

  • A. Tuệ tri thuần thục:
    • 1. Quan sát và cảm nhận: Ứng dụng lý duyên khởi vào mọi hoạt động hàng ngày.
    • 2. Tự động khởi lên: Hiểu biết về lý duyên khởi tự nhiên xuất hiện khi đối diện với các vấn đề.
  • B. Kết quả của tuệ tri:
    • 1. Tâm thoải mái: Chấp nhận mọi kết quả mà không bị dính mắc.
    • 2. Không khổ vui: Không còn bị chi phối bởi cảm xúc thích, ghét.
  • C. Thấy Pháp, thấy Phật:
    • 1. Đức Phật khẳng định: “Ai thấy Lý Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Ta”.

V. Thực Hành Để Tuệ Tri Lý Duyên Khởi

  • A. Học sâu và tuệ tri:
    • 1. Quan sát hàng ngày: Thực hành quan sát trong cuộc sống để tự mình thấy, tự mình biết.
    • 2. Không dừng lại ở lý thuyết: Chú trọng thực hành hơn là chỉ nghe giảng hoặc tư duy.
  • B. Xóa bỏ hiểu biết sai lầm:
    • 1. Một nhân sinh quả: Loại bỏ quan niệm sai lầm về nhân quả.
    • 2. Tuệ tri là chìa khóa: Thực hành để đạt được tuệ tri.

VI. Ứng Dụng Quán Thân Thọ Tâm Pháp Trong Đời Sống

  • A. Quán Thân:
    *1. Ghi nhận sự kiện: Chỉ ghi nhận sự kiện một cách khách quan.
    *2. Tỉnh giác: Duy trì tâm biết trực tiếp.
  • B. Quán Thọ,Quán Tâm:
    *1. Thọ là cảm giác: Nhận biết cảm giác là tâm, không phải cảnh vật.
    *2. Nhĩ Thức, Nhãn Thức…
  • C. Quán Pháp:
    *1. Tuệ tri vị ngọt, nguy hiểm, xuất ly: Nhận biết bản chất của sự vật.
    *2. Thoát khỏi thế gian: Không bị lôi kéo bởi thực tại thế gian.

Kết luận:
Hiểu rõ và thực hành lý duyên khởi giúp chúng ta chấp nhận mọi kết quả xảy ra trong cuộc sống mà không bị tham, sân, si chi phối. Bằng cách quán thân, thọ, tâm, pháp, chúng ta có thể đạt được sự an lạc và giải thoát khỏi những ràng buộc của thế gian.

 

TUỆ TRI LÝ DUYÊN KHỞI THÌ CHẤP NHẬN BẤT KỲ QUẢ NÀO XẢY RA

Câu hỏi:
Câu của Nguyễn Thị Bích Trâm.
Trong đời sống khi ta làm việc thiện, giúp người giúp đời nhưng không chỉ ta nhận quá vui mà còn nhận quá buồn vì không làm vừa ý đối tượng nào đó bị phê phán chỉ trích hành động mà ta làm.
Lúc này ta cũng phải tư duy suy nghĩ vậy ta phải quán thế nào để ta không tham, không sân, không si trong trường hợp này ạ?
Kính mong sư chỉ dạy con chân thành cảm ơn.

Thiền sư Nguyên Tuệ trả lời:

Quả của nghiệp phức tạp, khó đoán định

Quý vị thấy rằng là quả nó phát sinh là do hai nhân tương tác với nhau mà phát sinh chứ nó không phải là một nhân sinh quả.
Cho nên là cái quả của nghiệp nó rất là phức tạp, nó rất là khó mà đoán định.
Có thể là nếu như xét một nhân cái nhân đó là thiện thì không phải là trường hợp nào nó cũng cũng là phát sinh quả vui mà có những cái trường hợp nó phát sinh quả khổ.

Quý vị thấy rằng là câu hỏi này đã trình bày cái sự thật đang xảy ra có lúc làm việc thiện giúp đỡ người khác đó là nhân thiện, nhưng mà cái người đó lại là cảm nhận được có khi là quá vui nhưng mà cũng có khi là quá khổ.

Quả vui và Quả khổ

  • Quả vui: khi mà cho người ta giúp đỡ người ta được cái gì là người ta hoan hỷ người ta vui mừng thì chắc chắn là người đó sẽ nhận được quá vui, người đó cũng hoan hỉ cũng vui mừng.
  • Quả khổ: Còn nếu như là cho người ta cái gì đó mà người ta chê bai người ta nói thì dụ như là cho người ta 50 nghìn thôi thì người ta dè môi “Sao ít thế, tôi phải cần 10 triệu là mới giải quyết được việc này, sao cho tôi có 50 nghìn?”.
    Người cái người nhận đó họ là phê phán như vậy, thậm chí là họ chẳng có là lời nói thân thiện nào mà rất là gay gắt phê phán như vậy, chắc chắn là lúc đó là quý vị sẽ là thọ lãnh cái quả khổ.

Cho nên là quý vị thấy rằng là khi làm từ thiện như vậy, được người ta khen ngợi, được người ta là Hoan Hỷ, được người ta ca tụng thì người đó Thọ lãnh Quả vui, nhưng cũng biết bao nhiêu người làm từ thiện đã bị chỉ trích, bị phê phán, bị chê bai thì là bừng bừng tức giận cảm nhận cái quá khổ.

Vì vậy là quý vị mới thấy rằng là phải hiểu cái quy luật nhân quả cho thật sâu sắc để là đừng có giải thích theo kiểu một chiều, đừng có hiểu rằng là theo kiểu một nhân sinh quá nhân biến đổi thành quả.

Hiểu sai về Nhân Quả (Vô Minh)

Đã là một nhân sinh quả thì nhân nào quả nấy.
Nhân thiện thì là cho quá vui mà nhân ác thì cho quá khổ.
Đó là cái lý giải nhân quả với cách hiểu biết sai lạc là vô minh một nhân sinh ra quả nhân biến đổi thành quả.
Mà chúng ta đã khảo sát cái sự thật về quy luật nhân quả là hai nhân tương tác với nhau cùng diệt nó mới phát sinh ra một hay là nhiều quả.

Tuệ tri Lý Duyên Khởi thì chấp nhận bất kỳ quả nào

Vì vậy là quý vị nếu như là quý vị mà hiểu rõ Tuệ tri cái lý duyên khởi như thế này thì khi mà quý vị làm việc cho dù là người ta khen ngợi hay là người ta chê bai mà quý vị hiểu rằng kết quả này là do 2 nhân tương tác với nhau mình là 1 nhân, người nhận là 1 nhân hay là người khen, người chê đó là 1 nhân, 2 nhân tương tác với nhau nó mới phát sinh ra quả, quả đó có thể là quả khổ có thể là quả vui, tùy theo cái sự tương tác.

Khi quí vị hiểu lý nhân quả rồi, quí vị hiểu tính chất của nó là vô chủ vô sở hữu không thể nào điều khiển được cái quả này, nó không thể nào làm chủ, không thể nào điều khiển cho nên mình biết quy luật là như vậy thì sẽ chấp nhận bất kỳ quả nào.
Quả nào xảy ra thì cũng không thích không ghét nó.
Cho nên sẽ không có khổ vui với nó.

Vì vậy cái đầu tiên mà quí vị cần phải tuệ tri cần phải hiểu cho sâu sắc về Lý Duyên Khởi về quy luật 2 nhân tương tác với nhau cùng diệt mới phát sinh ra 1 hay nhiều quả.
Và các kết quả đó nó vô thường, nó sinh lên rồi diệt đi, thứ 2 là nó vô chủ vô sở hữu không ai làm chủ, không ai điều khiển, không ai sở hữu được nó cả, mà thuật ngữ Phật học gọi là vô ngã thì cái đó nếu như là không phải là chỉ trong việc làm từ thiện mà bất kỳ một cái lĩnh vực nào trong cuộc sống.

Ứng dụng Lý Duyên Khởi trong mọi lĩnh vực

Quí vị tuệ tri lý duyên khởi thuần thục khi mà quý vị quan sát, quý vị thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức về một cái vấn đề gì thì là cái hiểu biết về lý luận Khởi nó tự động nó khởi lên và lúc đó là quý vị sẽ thấy thoải mái cái kết quả nào cũng chấp nhận, không có thích, không có ghét nó, không có dính mắc ràng buộc với kết quả đó, không có khổ vui với kết quả đó.

Cho nên đó là cái nền tảng mà quý vị là cần phải là hiểu cho sâu sắc cái giáo lý này cái sự thật này đặt nền tảng trên cái Lý Duyên Khởi cho nên trong cái bài lý duyên khởi quý vị là thấy rằng là Đức Phật khẳng định “ai thấy Lý Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Ta”.

Thực hành để Tuệ Tri Lý Duyên Khởi

Vì vậy là quý vị phải là học sâu phải Tuệ tri, phải quan sát hàng ngày để cho cái Lý Duyên khởi nó là ăn sâu tự mình thấy tự mình biết chứ không dừng lại ở Nghe giảng, chứ không dừng lại ở là ngồi tư duy mà quan sát cái cuộc sống hàng ngày để nó khởi lên cái hiểu biết của chính mình, lúc họ mới gọi là Tu Tuệ, lúc đó nó mới xóa bỏ cái hiểu biết sai lầm một nhân sinh quả nhân biến đổi thành quả cho nên là hiểu biết sai là nhân nào quả nấy.

Ứng dụng Quán Thân Thọ Tâm Pháp trong đời sống

Cái cách mà quý vị chưa thấu triệt được lý nhân quả như vậy thì quý vị có thể rằng là khi mà quý vị làm từ thiện mà có khen có chê thì quý vị:

  1. Một là quý vị Quán Thân quý vị Khởi lên ghi nhận ghi nhận chỉ ghi nhận cái sự kiện đó thôi, với cái Tâm biết trực tiếp giác quan gọi là tỉnh giác
  2. Hai là Quán Thọ: quý vị quán đó là Thọ đó là các cái cảm giác thôi Nó là tâm chứ không phải là cảnh vật ở đâu cả hoặc
  3. Ba là quý vị là Quán Tâm thí dụ như là khi mà quý vị đang đọc những cái dòng chữ như vậy của quý vị Khởi lên là nhãn thức ghi nhận Thọ, nhãn thức ghi nhận thọ, hay là quý vị nghe các cái âm thanh thì là quý vị Khởi lên là Nhĩ thức khi nhận thọ hoặc
  4. Quý vị Quán Pháp quý vị là Tuệ tri vị ngọt sự nguy hiểm sự xuất Ly.
    Quý vị Tuệ tri rằng là khen như thế này mà mình thích là nguy hiểm vì thích là đưa đến khổ Nếu như là chê như thế này mà mình ghét thì nguy hiểm quá vì nó đưa đến khổ.

Nếu như là quý vị là thực hành Tứ niệm xứ một cách thuần thục thì lúc nào quý vị cũng thoát ra khỏi thế gian cả, lúc nào quý vị cũng đứng ra ngoài cuộc đời, quý vị đang đứng ở cái thực tại xuất thế gian và không còn bị lôi kéo, không còn bị ràng buộc, không có còn bị chi phối bởi cái thực tại thế gian đó nữa.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=Z7wIpcoYbFI
Tác giả: Thiền sư Nguyên Tuệ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *