Tuệ tri Lý Duyên Khởi, Vô thường, Vô Ngã để làm gì?
Giới thiệu:
- Bài giảng này tập trung vào mối liên hệ giữa Lý Duyên Khởi, Vô Ngã và sự chấm dứt khổ đau.
- Luận điểm chính là khi tuệ tri được Lý Duyên Khởi và Vô Ngã, khổ đau sẽ chấm dứt.
- Mục đích của bài giảng là giúp người học hiểu rõ và thực hành theo quy luật Duyên Khởi để đạt được an lạc, giải thoát.
I. Giải đáp về Lý Duyên Khởi
- A. Phân biệt hai loại hiểu biết về quy luật nhân quả
- 1. Hiểu biết sai lệch: Các sự vật, hiện tượng là do nhân biến đổi mà thành.
- 2. Hiểu biết đúng đắn: Các sự vật, hiện tượng là do duyên khởi.
- B. Sự thật về quy luật Duyên Khởi
- 1. Duyên là sự tiếp xúc, tương tác giữa hai nhân.
- 2. Các sự vật, hiện tượng phát sinh do duyên khởi, không phải do nhân biến đổi.
- 3. Hai nhân tương tác với nhau rồi cùng diệt, lúc đó phát sinh một hoặc nhiều quả.
- C. Tính chất phức tạp của Duyên Khởi
- 1. Một sự vật, hiện tượng có thể phát sinh từ nhiều tiến trình Duyên Khởi nối tiếp nhau.
II. Hệ quả của Lý Duyên Khởi: Vô thường và Vô chủ vô sở hữu
- A. Hệ quả thứ nhất: Vô thường
- 1. Vô thường là sinh lên rồi diệt đi, không phải là biến đổi.
- 2. Mỗi sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện và tồn tại một lần duy nhất.
- 3. Phân biệt vô thường (sinh diệt) với biến đổi (hiểu sai về nhân quả).
- B. Hệ quả thứ hai: Vô chủ vô sở hữu
- 1. Giữa các sự vật, hiện tượng không có quan hệ chủ nhân, chủ sở hữu.
- 2. Tính chất vô chủ, vô sở hữu là hệ quả của quy luật Duyên Khởi.
- 3. Không có cái ta, cái tôi, cái bản ngã nào là chủ nhân, chủ sở hữu của các sự vật, hiện tượng.
III. Nhân loại đang sống với 2 tư tưởng chấp thường và chấp ngã
- A. Chấp thường
* 1. Chấp thường là tư tưởng cho rằng các sự vật, hiện tượng là thường còn.
* 2. Dẫn đến khao khát, mong muốn sự ổn định trong mọi mặt của cuộc sống.
* 3. Trái ngược với sự thật vô thường, gây ra đau khổ. - B. Chấp ngã
* 1. Luôn muốn làm chủ, sở hữu, điều khiển mọi thứ.
* 2. Sống trong ảo tưởng về quyền làm chủ, sở hữu, điều khiển.
* 3. Bản chất của sự vật là vô chủ, vô sở hữu.
IV. Ứng dụng Lý Duyên Khởi để chấm dứt khổ đau
- A. Chấp nhận vô thường
* 1. Từ bỏ tư tưởng chấp thường , khao khát ổn định.
* 2. Chấp nhận mọi thứ sinh lên rồi diệt đi một cách bình thản.
* 3. Giảm thiểu sầu bi, khổ não khi có mất mát xảy ra. - B. Chấp nhận vô ngã
* 1. Từ bỏ tư tưởng làm chủ, sở hữu, điều khiển.
* 2. Không còn ảo tưởng về quyền làm chủ, quyền sở hữu.
* 3. Chấm dứt khổ đau do không điều khiển được.
V. Không Thấy Được Lý Duyên Khởi Dẫn Đến Đổ Lỗi
- A. Nguyên nhân của việc đổ lỗi
- 1. Không thấy được sự tương tác giữa hai nhân để tạo ra quả.
- 2. Do tư tưởng làm chủ và sở hữu.
- B. Hậu quả của việc đổ lỗi
- 1. Gây ra những nỗi khổ lớn trong đời sống.
- C. Giải pháp
- 1. Thấu suốt Lý Duyên Khởi thông qua đọc sách và suy tư.
- 2. Nhận thức các sự vật, hiện tượng đều vô thường, vô chủ, vô sở hữu.
VI. Duyên Khởi Phát Sinh Chánh Niệm và Tà Niệm
- A. Duyên Khởi và Tà Niệm
- 1. Thông tin Thọ Tưởng tương tác với Vô Minh chấp ngã phát sinh tà niệm.
- B. Duyên Khởi và Chánh Niệm
- 1. Thông tin Thọ Tưởng tương tác với Minh phát sinh chánh niệm.
- C. Thực hành để tà niệm không khởi lên
- 1. Thực hành để thông tin Thọ Tưởng và Vô minh không tương tác.
- 2. Làm cho thông tin Minh nổi trội hơn.
- 3. Ứng dụng Lý Duyên Khởi vào thực hành.
Kết luận:
Hiểu và tuệ tri Lý Duyên Khởi, Vô Ngã là chìa khóa để chấm dứt khổ đau. Bằng cách từ bỏ chấp thường, chấp ngã, và sống thuận theo quy luật Duyên Khởi, chúng ta có thể đạt được sự an lạc và giải thoát trong cuộc sống.
Xem bản chi tiết tại Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=TCJheGZH-t4
Tác giả: Thiền sư Nguyên Tuệ
Chừng nào Tuệ tri được Lý Duyên Khởi, tuệ tri Vô ngã lúc đó Khổ mới chấm dứt.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=Zi2JN87FOHs
Tác giả: Thiền sư Nguyên Tuệ
Giải đáp về Lý Duyên Khởi
Câu hỏi: Thưa thiền sư khi học bài Lý Duyên Khởi con thấy khó hiểu ạ. Mục đích của học phần này là gì? Có phải rút ra quy luật vô thường sinh diệt không ạ? Quan niệm nhân cộng duyên bằng quả, muốn có quả tốt cần gieo thiện lành sẽ đúng không ạ? Con cảm ơn thiền sư.
Thiền sư Nguyên Tuệ trả lời:
Phân biệt hai loại hiểu biết về quy luật nhân quả
Quý vị thấy rằng bài lý Duyên Khởi như đã đề cập là nền tảng của giáo pháp này.
Cái đầu tiên quý vị học quý vị phải phân biệt được hai loại hiểu biết: hiểu biết sai sự thật về nhân quả và hiểu biết đúng sự thật về cái quy luật nhân quả.
Và hiểu biết đúng sự thật đó là các sự vật hiện tượng là do duyên khởi, hiểu biết sai là các sự vật hiện tượng là do nhân biến đổi mà thành.
Sự thật về quy luật Duyên Khởi
Quý vị quan sát sự thật để thấy rằng các sự vật hiện tượng không phải là do nhân biến đổi mà thành mà do duyên.
Duyên có nghĩa là sự tiếp xúc hay là tương tác giữa hai nhân thì gọi là duyên.
Cho nên đầu tiên là quý vị thấy tất cả mọi sự vật hiện tượng là do duyên khởi.
Và cái hiểu biết do duyên khởi này thì phải hiểu đúng quy luật là hai nhân tương tác với nhau rồi cùng diệt lúc đó nó phát sinh một hay nhiều quả.
Hệ quả của Lý Duyên Khởi: Vô thường và Vô chủ vô sở hữu
Đương nhiên là không phải một sự vật hiện tượng nó phát sinh theo một cái nhân quả, một quy trình 2 nhân tương tác với nhau cùng diệt nó phát sinh quả, có thể có các sự vật hiện tượng có rất nhiều tiến trình Duyên khởi nối tiếp nhau rồi mới phát sinh sự vật hiện tượng đó.
Hệ quả thứ nhất: Vô thường
Và theo quy luật Duyên Khởi như vậy thì hệ quả của nó là các sự vật hiện tượng đều vô thường, vô thường có nghĩa là sinh lên rồi diệt đi.
Trước khi sinh không ở đâu cả, sau khi diệt thì cũng không về đâu cả.
Mỗi một sự vật hiện tượng như vậy chỉ xuất hiện chỉ tồn tại một lần duy nhất không bao giờ lặp lại.
Khi mà quý vị hiểu được tính chất vô thường sinh diệt này thì mới phân biệt được với hiểu vô thường là các sự vật là biến đổi, biến đổi không phải là vô thường.
Sự vật này biến đổi sang sự vật khác là hiểu sai về quy luật nhân quả.
Hiểu sai do nhân biến đổi thành quả, cho rằng sự vật biến đổi cho nên là vô thường.
Vô thường không phải như vậy, vô thường có nghĩa là do hai nhân tương tác với nhau rồi cùng diệt theo quy luật nhân diệt quả sanh, thì vô thường là sinh diệt chứ không phải vô thường là biến đổi.
Hệ quả thứ hai: Vô chủ vô sở
Thứ hai là do quy luật Duyên khởi như vậy cho nên các sự vật hiện tượng đều vô chủ vô sở hữu.
Có nghĩa là giữa các sự vật hiện tượng không có quan hệ chủ nhân chủ sở hữu.
Nó khác hẳn với cái quan niệm với cái mặc định của nhân loại giữa các sự vật hiện tượng luôn luôn tồn tại chữ CỦA, cái chữ của đó là biểu hiện của quan hệ chủ nhân chủ sở hữu.
Sự vật hiện tượng này là chủ nhân chủ sở hữu của cái sự vật hiện tượng kia, cho nên quý vị thấy rằng tính chất vô chủ vô sở hữu là hệ quả của quy luật Duyên khởi.
Khi quí vị học, hiểu thâm nhập lý Duyên khởi thì quý vị thấy rằng tất cả các sự vật hiện tượng vật chất hoặc tinh thần sắc hay danh đều vô thường đều vô chủ vô sở hữu.
Cái vô chủ, vô sở hữu này cũng đồng nghĩa là không có cái ta cái tôi cái bản ngã nào là chủ nhân chủ sở hữu của các sự vật hiện tượng của thân tâm, vv.
Nhân loại đang sống với 2 tư tưởng chấp thường và chấp ngã
Mục đích là quý vị phải hiểu rằng nhân loại này sống bởi hai cái tư tưởng tà kiến mãnh liệt nhất chi phối toàn bộ cái nhận thức của nhân loại đó là thường kiến và ngã kiến hay là chấp thường và chấp ngã.
Cho rằng các cái sự vật là hiện tượng là thường còn cho nên là đó là biểu hiện của chấp thường.
Chấp thường là khao khát ổn định, đều hướng đến ổn định
Quý vị thấy rằng vì chấp thường hay là thường kiến cho nên tất cả nhân loại này đều khao khát ổn định, đều mong muốn ổn định.
Đều khao khát ổn định, đều hướng đến ổn định, đều tìm kiếm ổn định, đều ràng buộc với ổn định.
Ai cũng là tìm kiếm một cuộc sống ổn định, một hạnh phúc ổn định, một gia đình ổn định, một công việc ổn định, một chế độ ổn định, vv.
Đó chính là cái biểu hiện của thường kiến.
Bởi vì bản chất của tất cả các sự vật hiện tượng là vô thường nó sinh nó diệt liền.
Nó không tồn tại mãi mãi, mà sự thật này nó trải ngược với tư tưởng của nhân loại là cái tư tưởng chấp thường, khao khát thường mong muốn thường còn muốn rằng là mọi sự là ổn định, cho rằng là tình yêu cũng phải là thường còn cho nên chủ trương là chung thủy, vv, tất cả đều hướng đến ổn định khao khát ổn định công việc cũng ổn định tất cả đều ổn định.
Cái tư tưởng chấp thường đó khao khát ổn định đó nó trái ngược với cái sự thật là vô thường.
Con người Đau khổ vì sống trái với sự thật Vô thường
Cho nên con người đau khổ là bởi vì sống trái với sự thật vô thường.
Không chấp nhận sự thật vô thường bởi vì tư tưởng là khao khát thường, khao khát ổn định.
Vì vậy nếu như là quý vị học, quý vị hiểu cái bản chất của Duyên khởi, bản chất của các sự vật hiện tượng là Duyên khởi là vô thường thì dần dà quý vị mới từ bỏ được cái hiểu biết sai lạc cái chấp thường của mình.
Từ bỏ được cái khao khát ổn định mong muốn ổn định lúc đó quý vị mới chấp nhận sự thật vô thường và sống phù hợp với sự thật vô thường đó.
Cho nên quý vị mới thấy rằng ở trong tâm khảm của mỗi người quý vị thấy rằng là con người là khao khát cái cái thường, mong muốn thường, muốn làm sao cho con mình tìm được công việc ổn định, rồi có một cái gia đình ổn định, rồi có một cái tương lai ổn định, vv.
Chấp nhận vô thường để bình thản trước mọi thứ sinh lên rồi diệt đi
Tìm kiếm cái ổn định khao khát cái ổn định đó nhưng mà điều này nó trái với cái sự thật vô thường, vô thường không phải là biến đổi, vô thường là sinh diệt cho nên là cái thứ nhất học Lý Duyên khởi để chấm dứt cái tư tưởng chấp thường khao khát ổn định để là chấp nhận vô thường.
Cho nên khi mà một sự vật hiện tượng là diệt đi chấm dứt một cái kết quả chấm dứt, người thân trong gia đình chết hay vv, khi người đó xác định là tất cả mọi sự đều vô thường thì sẽ nhìn nhận sự việc đó một cách bình thản.
Vì khao khát ổn định mong muốn nó là thường còn mãi mãi, cho nên khi sự việc đó mất đi thì sầu bi khổ não khởi lên.
Còn khi mà biết rằng mọi thứ là vô thường, luôn luôn sẵn sàng thì khi nó mất đi không ngạc nhiên về cái chuyện đó, không đau khổ về cái chuyện đó, đó là cái khía cạnh thứ nhất của Lý Duyên Khởi.
Học để thấu hiểu để chấp nhận vô thường để chấp nhận mọi thứ sinh lên rồi diệt đi, còn không chấp nhận vô thường cho nó là thường còn cho nó là mãi mãi thì như vậy đến khi mất nó đi là khổ sẽ khởi lên.
Chấp nhận Vô ngã để từ bỏ tư tưởng làm chủ, sở hữu, điều khiển
Thứ hai là chấp nhận các pháp là vô chủ vô sở, quý vị học trong bài Lý Duyên khởi rồi, tất cả nhân loại này đều sống bới tư tưởng làm chủ tư tưởng sở hữu cái tư tưởng điều khiển cho nên rằng là luôn luôn là muốn làm chủ luôn luôn là muốn sở hữu luôn luôn là muốn điều khiển.
Mà bản chất các cái sự vật hiện tượng thì là vô chủ vô sở hữu có nghĩa là không thể nào làm chủ không thể nào sở hữu không thể nào điều khiển được nó.
Đây là một cái điều rất là sâu kín điều này nó trái ngược với tư tưởng của con người là muốn làm chủ, muốn điều khiển, muốn sở hữu.
Cho nên chính cái tứ tưởng này nhân loại đang sống trong cái ảo tưởng, ảo tưởng với cái quyền làm chủ, quyền sở hữu, quyền điều khiển.
Tất cả nhân loại này thì đều đang phấn đấu nỗ lực để là xác lập để tăng trưởng quyền làm chủ quyền sở hữu quyền điều khiển.
Quyền làm chủ cuộc sống, làm chủ vợ con, làm chủ gia đình, làm chủ xã hội, làm chủ tương lai rồi là sở hữu tiền bạc nhà cửa đất đai, vv
Tất cả tư tưởng của loài người đang xoay quanh cái tư tưởng làm chủ, tư tưởng sở hữu nhưng thật sự con người cứ tưởng rằng là đó là sự thật, là hợp lý nhưng mà con người không biết rằng là con người đang sống với tư tưởng gọi là ảo tưởng bởi vì bản chất của tất cả các sự vật hiện tượng là vô chủ vô sở hữu.
Tuệ tri được Lý Duyên Khởi, Tuệ tri Vô ngã lúc đó khổ mới chấm dứt
Chừng nào mà Tuệ tri được lý Duyên Khởi, tuệ tri được các sự vật là vô chủ vô sở hữu, thâm nhập được nó, thì lúc đó mới không còn cái tư tưởng làm chủ, tư tưởng sở hữu, tư tưởng điều khiển lúc đó mới chấm dứt khổ và hiểu được quy luật Duyên Khởi thì không có cái cái tư tưởng làm chủ tư tưởng điều khiển khi mà làm chủ nó phù hợp với cái tư tưởng đó, điều khiển được vợ con, điều khiển được con cái, vv, thì vui mừng, nhưng mà ngược lại khi mà không điều khiển được bị cãi lại, bị phản đối thì lúc đó là sầu bi khổ não khởi lên.
Vì cái tư tưởng làm chủ, tư tưởng điều khiển cho nên quý vị thấy rằng là trong đời sống gia đình rồi là đồng nghiệp, vv, hành vi đổ lỗi cho nhau là một hành vi phổ biến và điều đó đưa đến những nỗi khổ rất lớn trong đời sống nhân loại đổ lỗi cho nhau là bởi vì không thấy được Lý Duyên Khởi
Không Thấy Được Lý Duyên Khởi Dẫn Đến Đổ Lỗi
Hai người tương tác với nhau sẽ phát sinh quả.
Quả đó tốt hay xấu không phải do một người, mà do tương tác của cả hai.
Tuy nhiên, vì tư tưởng làm chủ và sở hữu, không hiểu được điều này, nên khi thất bại, người này đổ lỗi cho người kia và ngược lại.
Đó là vì không thấy được sự thật về lý duyên khởi, không thấy được các sự vật là vô chủ, vô sở hữu.
Quý vị phải đọc lại bài Lý Duyên Khởi trong sách Con đường hai ngã và suy tư, quan sát sự thật nhiều lần để thấu suốt Lý Duyên Khởi.
Đồng thời, cần thấu suốt các sự vật hiện tượng, dù vật chất hay tinh thần, đều vô thường, vô chủ, vô sở hữu.
Duyên Khởi Phát Sinh Chánh Niệm và Tà Niệm
Chúng ta không chỉ hiểu lý duyên khởi để gieo nhân lành và được quả tốt, mà cần hiểu nó để nắm bắt quy luật vận hành.
Ví dụ, nếu trên lộ trình tâm Bát Tà Đạo trong bộ nhớ của bạn có vô minh, ta của ta, và các tri thức, kinh nghiệm.
Khi đó, thông tin Căn Trần tiếp xúc phát sinh đồng thời Thọ Tưởng, thông tin Thọ Tưởng này tương tác với thông tin Vô Minh chấp ngã trong bộ nhớ, và hai nhân này tương tác với nhau sẽ phát sinh ra tà niệm.
Ngược lại, khi bạn học về Minh, trong bộ nhớ của bạn sẽ có hai loại thông tin: vô minh, ta của ta và Minh.
Nếu thông tin Thọ Tưởng tương tác với Vô Minh chấp ngã, nó sẽ phát sinh tà niệm.
Nếu thông tin Thọ Tưởng tương tác với Minh, nó sẽ phát sinh chánh niệm.
Trong bộ nhớ của bạn luôn có hai loại thông tin, tức hai loại nhân: Vô minh và Minh.
Nếu thông tin Thọ Tưởng tương tác với Vô minh, nó phát sinh tà niệm.
Nếu thông tin Thọ Tưởng tiếp xúc với Minh, nó sẽ tạo ra chánh niệm.
Thực Hành Để Tà Niệm Không Khởi Lên
Vậy, bạn cần làm gì để thông tin Thọ Tưởng không tương tác với vô minh, để tà niệm không khởi lên?
Giai đoạn đầu tu là thực hành để thông tin Thọ Tưởng (một nhân) và thông tin vô minh ta của ta (một nhân) không tương tác với nhau, để tà niệm không khởi lên.
Làm sao để thông tin Minh nổi trội hơn, tạo duyên cho chánh niệm khởi lên?
Bạn phải làm thế nào để thông tin Thọ Tưởng tương tác với thông tin Minh, để chánh niệm khởi lên và tà niệm không khởi lên nữa?
Trong trường hợp này, bạn phải có hành vi nào để làm cho thông tin Minh nổi trội hơn thông tin vô minh trong bộ nhớ, để chánh niệm sẽ khởi lên.
Chúng ta ứng dụng lý duyên khởi này để thực hành.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=TCJheGZH-t4
Tác giả: Thiền sư Nguyên Tuệ