2 ĐIỀU KHÓ LÃNH HỘI CỦA PHẬT GIÁO: LÝ DUYÊN KHỞI VÀ NIẾT BÀN
- Chủ đề: Lý Duyên Khởi, loạt bài chuyển thể từ video sang văn bản text (tiếp)
Trong giáo pháp của Đức Phật, có hai điều khó lãnh hội. Đó là Lý Duyên khởi và sự chấm dứt khổ hay Niết Bàn. Trong đó Lý Duyên khởi được Đức Phật đặc biệt đề cao.
Câu chuyện vị Tỳ Kheo bệnh nặng
Trong kinh điển có một câu chuyện về một vị tỳ kheo bệnh nặng suốt 3 tháng và sắp chết. Vị tỳ kheo này nhờ các tỷ kheo khác khiêng mình đến và đảnh lễ Đức Thế Tôn trước khi chết, và sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ngài hỏi vị tỳ kheo có điều gì ân hận hay hối hận trước khi chết không.
Vị tỳ kheo bạch rằng trong 3 tháng qua, con vô cùng ân hận vì bệnh không đi lại được. Hàng ngày, con không được đến đảnh lễ, không được chiêm bái vẻ đẹp của Đức Thế Tôn. Vì thế, con đau khổ vô cùng.
Nhưng giờ đây, trước khi chết, con được đến đảnh lễ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đức Thế Tôn. Con hài lòng, thỏa mãn và sung sướng vô cùng, con không còn ân hận hay hối hận nữa.
Nghe vậy, Đức Phật nói: “Có gì trong tấm thân hôi hám này để mà chiêm ngưỡng?”
Đức Phật đặc biệt đề cao Lý Duyên khởi
“Ai thấy Lý Duyên Khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Ta”. Đức Phật đề cao Lý Duyên khởi.
Quý vị thấy một điều rằng ngay cả bản thân Đức Phật trong kinh cũng nói rõ: “Có gì trong tấm thân hôi hám này để mà chiêm ngưỡng?” “Ai thấy Lý duyên khởi là thấy Pháp, ai tháy Pháp là thấy Ta”.
Khi Ngài còn sống, người ta đảnh lễ, chiêm ngưỡng Ngài, thì Ngài nói “có cái gì trong tấm thân hôi hám này để mà chiêm ngưỡng”. Trong kinh điển có ghi lại những lời này.
Vậy tại sao bây giờ người ta lại thờ cúng xá lợi của Phật? Khi Ngài còn tại thế, thân xác của Ngài còn như vậy, thì khi Ngài mất, thiêu xác và đốt xác còn tro cốt thì đảnh lễ, tôn sùng cái đó.
Điều này có trái với giáo pháp của Ngài không? Như lúc đầu tôi nói, có ai tin Ngài đâu, quí vị thấy nhiều phật tử người ta chiêm bái người ta ca tụng, lễ bái xá lợi.
Khi Ngài sống còn linh thiêng hơn mà Ngài còn nói “Có cái gì trong tấm thân hôi hám này để mà đảnh lễ”, nhưng giờ người ta làm ngược lại, như vậy người ta đâu có tin Ngài. Cái hiểu biết của con người trái với sự thật.
Ngài đã nói rằng “Ai thấy Lý duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Như lai”.
Nhưng Lý Duyên Khởi là nhằm thấy cái gì? Thấy đúng sự thật về Lý duyên khởi để thấy đúng như thật các pháp là vô thường, các pháp là vô ngã.
Hiểu biết đúng như thật về Lý Duyên khởi là hệ quả sẽ đưa đến hiểu biết đúng như thật về các sự vật, hiện tượng là vô thường và vô ngã.
Vô thường và vô ngã là hai tự tánh, hai tính chất vốn tự có của các pháp. Bây giờ quý vị phải quan sát Lý Duyên khởi để thấy được vô thường.
Để thấy được vô thường, cần quan sát các pháp theo chiều thời gian. Để thấy được vô ngã, cần quan sát theo chiều không gian.
Quan Sát Lý Duyên Khởi Để Thấy Vô Thường và Vô Ngã
Nếu quan sát các pháp theo chiều thời gian, theo lý duyên khởi là nhân diệt quả sanh. Hai nhân tiếp xúc với nhau cùng diệt nó mới phát sinh quả, quả đó lại tiếp xúc với nhân khác, 2 nhân cùng diệt mới phát sinh quả.
Diễn tiến theo thời gian là nhân diệt quả sanh, và có diễn tiến theo theo chiều thời gian mới quan sát mới thấy các pháp sinh lên rồi diệt đi, trước khi sinh không ở đâu cả, sau khi diệt đi không về đâu cả, tức là các pháp không thường hằng, không thường trú ở đâu cả.
Quan sát theo chiều thời gian sẽ thấy các pháp là vô thường
Nếu quan sát theo chiều thời gian sẽ thấy các pháp là vô thường. Quan sát theo chiều thời gian, chúng ta cũng thấy các pháp là vô thường, các pháp sinh lên rồi diệt đi, quan hệ giữa các pháp là nhân diệt quả sanh, là thấy vô thường.
Quan sát theo chiều thời gian thì thấy quan hệ giữa các pháp nhân diệt quả sinh như vậy, thì giữa nhân và quả không có quan hệ chủ nhân, chủ sở hữu. Nếu quan sát theo thời gian, nhân diệt rồi quả sinh thì quả là độc lập.
2 nhân tương tác với nhau cùng diệt nó phát sinh quả, khi quả này có mặt thì cái đằng sau chưa có, như vậy trước nó không có, sau nó không có, hiện tại chỉ có pháp đó thôi. Xét theo mặt thời gian, pháp đó là độc lập. Không có quan hệ gì với cái trước, cái sau, như vậy nó độc lập không gì là chủ nhân chủ sở hữu của nó, gọi là vô chủ vô sở hữu.
Chúng ta thấy hiểu biết của con người, quan hệ giữa nhân và quả là nhân là chủ nhân của quả ví dụ như mẹ đẻ ra con thì “con là của mẹ”, mẹ là chủ nhân chủ sở hữu của con.
Ví dụ trống và dùi
Nhưng khi chúng ta quan sát đúng sự thật, hai nhân tương tác với nhau cùng diệt mới phát sinh ra quả. Ví dụ như trống và dùi tiếp xúc nhau, đó là nhân, và phát sinh tiếng trống là quả.
Xét theo thời gian, nhân có trước, trống và dùi tiếp xúc là nhân trước phát sinh ra tiếng trống sau là quả, đó là xét theo mặt thời gian. Nhưng quý vị thấy, một mình trống có phát sinh ra tiếng trống không?.
Một mình dùi cũng không phát sinh ra tiếng trống, có trống, có dùi, là 2 nhân, nhưng hai nhân đó không tiếp xúc cũng không phát sinh ra quả.
Mà hai nhân đó phải tiếp xúc với nhau thì nó mới phát sinh ra quả, khi tiếng trống phát sinh ra, tuy vẫn thấy trống và dùi đó, nhưng trống và dùi có còn là trống và dùi cũ nữa không?
Vì khi dùi chạm vào trống, thì trống và dùi phải mòn đi một chút. Cho dù mắt thường không thấy sự mòn đó, nhưng quý vị có công nhận là trống và dùi có mòn đi không?
Và trống mà bây giờ quý vị nhìn thấy có còn là trống cũ nữa không? Đó là trống mới phải không. Quý vị phải thấy rằng trống cũ diệt rồi cái trống mới sanh, và cái dùi nó cũng tương tự như vậy, dùi chạm vào trống đương nhiên là dùi nó phải mòn đi một chút, cho dù không thấy nhưng sự thực là cái dùi nó cũng mòn đi.
Mòn dù có ít tới mức kể cả khoa học kể cả máy móc không phát hiện ra, nhưng dẫu sao nó vẫn mòn đi. Như vậy, sau va chạm, cái dùi đó không còn là dùi cũ nữa, mà là cái dùi mới.
Cho nên quí vị thấy rằng trống và dùi tiếp xúc thì trống và dùi cũ diệt. Trống mới và dùi mới phát sinh. Và phát sinh ra tiếng trống. Tiếng trống là do trống cũ và dùi cũ tiếp xúc với nhau mà phát sinh, vậy có phải trống cũ và dùi cũ diệt rồi thì lúc đó trống mới phát sinh, cho nên là nhân diệt quả sanh.
Ví Dụ về Thuốc Nhuộm Đỏ và Áo Trắng
Để rõ hơn, quý vị hãy quan sát ví dụ này. Có một gói thuốc nhuộm đỏ là một nhân và 1 chậu nước trong là nhân thứ hai, chưa cho tiếp xúc thì chưa phát sinh ra kết quả gì cả, khi cho gói thuốc nhuộm đỏ tiếp xúc với chậu nước trong lập tức phát sinh kết quả là chậu thuốc nhuộm đỏ.
Cái quả chậu thuốc nhuộm đỏ này là do hai nhân, gói thuốc nhuộm đỏ và chậu nước trong tiếp xúc với nhau mà phát sinh. Có đúng không?
Nhưng khi quý vị thấy cái quả chậu thuốc nhuộm đỏ phát sinh. Quý vị có thấy ngay gói thuốc nhuộm đỏ và chậu nước trong diệt rồi không? Pháp Thế Tôn thuyết giảng là đến để mà thấy rằng, quí vị quan sát sự thật đó có phải là nhân diệt quả sinh không?
Rồi tiếp đến, có chậu thuốc nhuộm đỏ đó với cái áo trắng là hai nhân độc lập. Khi áo trắng tiếp xúc với chậu thuốc nhuộm đỏ phát sinh quả áo đỏ là cái quả và khi quả phát sinh thì không còn thấy cái áo trắng nữa và chậu thuốc nhuộm đỏ cũng diệt đi, quí vị phải quan sát cho kỹ tuy rằng sau đó vẫn quan sát thấy cái áo đỏ và chậu thuốc nhuôm đỏ nhưng mà so sánh với trước thì chậu thuốc nhuôm đỏ trước đây là thể tích 10 độ đậm đặc 10, chậu thuốc nhuộm đỏ kia thể tích 6 độ đậm đặc 6.
Như vậy áo trắng tiếp xúc với chậu thuốc nhuộm đỏ cả hai cùng diệt nó phát sinh ra cái áo đỏ và một chậu thuốc nhuộm đỏ mới.
Như vậy, có phải là nhân diệt quả sinh không? Nếu chúng ta xét theo mặt thời gian như vậy có phải quả đó nó sinh nó diệt không? Và chúng ta thấy vô thường, theo mặt thời gian là vô thường, và theo mặt thời gian khi chậu thuốc nhuộm đỏ phát sinh có phải nhân phát sinh ra nó gói thuốc nhuộm đỏ và chậu nước trong diệt đi rồi.
Nhân và quả có quan hệ gì với nhau nữa không? Không có cái nào là “của” cái nào, chữ của nó là quan sát theo mặt không gian thôi, quan sát theo mặt không gian nghĩa là thế nào?
Ví dụ, có một ông già độc thân là chủ nhân một căn hộ. Có phải rằng theo hiểu biết thông thường của chúng ta, cho rằng căn hộ này là của ông già phải không? Ông già và căn hộ này đồng thời tồn tại, xét theo mặt không gian là đồng thời tồn tại. Ông già này là chủ nhân, chủ sở hữu của căn nhà, đúng không?
Như vậy, là căn nhà này là có ông già là chủ nhân chủ sở hữu. Quan hệ giữa ông già và ngôi nhà này là ông già là chủ nhân, chủ sở hữu của căn nhà. Nhưng bây giờ ông già này chết đi.
Và không có ai thừa kế ngôi nhà đó, căn nhà trở thành vô chủ, bây giờ ngôi nhà nó độc lập. Không có ai là chủ nhân, chủ sở hữu của căn nhà. Gọi là căn nhà vô chủ vô sở hữu. Theo nghĩa bình thường là chúng ta hiểu như vậy.
Các pháp vô chủ vô sở hữu xét theo Thời gian và Không gian
Vậy thì bây giờ chúng ta xét các pháp theo mặt quan hệ thời gian. Rõ ràng các pháp là vô chủ vô sở hữu. Bởi nhân gây ra nó đã diệt rồi mà cái quả nó ở đằng sau chưa sinh, cho nên nó một mình nó độc lập, không có cái gì là chủ nhân chủ sở hữu của nó cả, cho nên nó là vô chủ vô sở hữu đó là chúng ta xét theo mặt thời gian. Nhưng chúng ta lại còn có cái quan hệ không gian.
Xét theo mặt không gian các pháp đều là vô chủ vô sở hữu
Thí dụ 2 nhân, 1 gói thuốc nhuộm đỏ và chậu nước trong là 2 nhân khi chúng chưa tiếp xúc với nhau thì nó là hai nhân độc lập. Quý vị có thấy rằng hai nhân này tiếp xúc với nhau rồi cùng diệt nó mới phát sinh quả không?
Và chúng ta xét theo mặt không gian như thế này thì hai nhân đó là bình đẳng. Không có nhân nào là chủ nhân, chủ sở hữu của nhân nào. Không có nhân nào điều khiển được nhân nào.
Mà quan hệ giữa chúng là hai cái tương tác với nhau rồi cùng diệt thôi. Như vậy, xét theo mặt không gian, quan hệ giữa các pháp có phải quan hệ chủ nhân, sở hữu không? Xét theo mặt không gian các pháp đều là vô chủ vô sở hữu.
Ví dụ như trống và dùi là hai nhân tương tác với nhau, cùng diệt nó mới phát sinh ra tiếng trống.
Không ai có thể nói dùi là “của” trống, hay trống là “của” dùi. Quan hệ có chữ “của” là quan hệ chủ nhân chủ sở hữu. Nhưng trống và dùi, hai nhân đó bình đẳng, độc lập với nhau.
Không cái nào là “của” cái nào, không có cái nào là chủ nhân chủ sở hữu cái nào. Cho nên xét theo mặt không gian như vậy, các pháp đều là vô chủ vô sở hữu.
Xét về mặt thời gian, các pháp cũng là vô chủ vô sở hữu. Nếu chúng ta hiểu biết đúng sự thật quy luật nhân quả là hai nhân bình đẳng tiếp xúc với nhau rồi cùng diệt, phát sinh quả.
Thì chúng ta rút ra kết luận các pháp là vô thường, các pháp là vô chủ vô sở hữu. Đó là hai tự tánh của các pháp, vô chủ vô sở hữu có nghĩa là không có bất kỳ một cái gì là chủ nhân, chủ sở hữu của các pháp đó cả.
Cũng đồng nghĩa là không có một cái “ta”, một cái “tôi”, một cái bản ngã nào là chủ nhân chủ sở hữu của các pháp. Nghĩa đó gọi là vô ngã.
Cho nên cái từ vô ngã trong Phật giáo, nội dung của nó là để ám chỉ các pháp là vô chủ vô sở hữu. Đó là trả lời cho câu hỏi là xét các pháp theo mặt không gian và thời gian.
Các pháp không tương tác với nhau thì đều độc lập.
Điện thoại và cái bút đang đồng thời tồn tại, chúng có quan hệ với nhau theo mặt không gian không? Chúng không tương tác được với nhau.
Và như vậy, cái này với cái này không có quan hệ chủ nhân chủ sở hữu. Cái này không phải là “của” cái này. Không có cái nào là chủ nhân của cái nào cả gọi là vô chủ vô sở hữu.
Đó là với các pháp không tương tác với nhau, thí dụ quí vị là 1 pháp đối với cái cây, đối với cái nhà, đối với tất cả cái xung quanh, thân quí vị không có tương tác. Quan hệ giữa thân quí vị với các vật xung quanh nó có phải là độc lập không?
Không có cái nhà là của thân quí vị, và thân quí vị là của cái nhà, không có cái chuyện đó phải không? Nó độc lập các pháp không tương tác được với nhau thì đều độc lập phải không?
Các pháp có tương tác với nhau thì vẫn độc lập với nhau
Và giờ chúng ta trường hợp các pháp tương tác được với nhau. Ví dụ như bây giờ có quả dưa hấu đây và con dao đây. Trường hợp con dao tương tác với quả dưa hấu, cắt đôi quả dưa hấu này ra là tương tác được với nhau.
Hai nhân đó tương tác với nhau, quan hệ với nhau là hai cái này tương tác với nhau. Và cả hai cùng diệt. Quả dưa hấu đứt đôi, có phải không còn là quả dưa hấu cũ nữa đúng không, là quả dưa hấu cũ diệt nó phát sinh 2 nửa, và con dao này có diệt không?
Con dao bây giờ quý vị quan sát thấy là nó mòn đi một chút, dù là máy móc không đo được thì nó vẫn mòn đi một chút. Như vậy là dao cũ diệt dao mới phát sinh, Như vậy là quan hệ giữa hai nhân tương tác được với nhau vẫn là bình đẳng. Không có cái nào là chủ nhân cái nào.
Quí vị thấy xét theo mặt không gian cho dù là tương tác được hay không tương tác được, các pháp đó vẫn bình đẳng với nhau, vẫn độc lập với nhau, không có cái nào là chủ nhân chủ sở hữu của cái nào. Như vậy các pháp là vô chủ vô sở hữu. Cần tự mình tư duy và tự mình rút ra kết luận.
- Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=21VBPMuNt4Y
- Tác giả: Thiền sư Nguyên Tuệ