Tháng mười một 23, 2024

Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn một phương pháp Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc bằng kỹ năng chú tâm liên tục mà loài người chúng ta đã sử dụng cách đây hàng nghìn năm trước đây nhưng hiện tại nó vẫn còn rất mới mẻ và đầy hứa hẹn vì những lợi ích của nó mang lại.

Mindfulness hay Chánh niệm là gì?

Mindfulness hay Chánh niệm là một thuật ngữ khá phổ biến nói về kỹ năng Chú tâm liên tục ghi nhận các cảm giác nổi trội trên thân để có được trạng thái Tích cực vui và thoải mái.

Tuy nhiên để hiểu và áp dụng thực hành Chánh niệm đúng cách không hề dễ, mỗi nơi mỗi thầy giải thích theo một cách khác nhau về Chánh niệm, một trong số đó người viết thấy hợp lý và Logic được giảng giải từ Thiền Sư Nguyên Tuệ: “Chánh niệm là Trí nhớ Chánh, nhớ đến tích cực chú tâm ghi nhận các cảm giác nổi trội trên thân sẽ phát sinh trạng thái tích cực vui và thoải mái”.

Phạm vi bài viết này không đủ để giải thích về thuật ngữ Chánh niệm này mà chỉ nói vắn tắt về khái niệm đó, bạn quan tâm tới Chánh niệm có thể tìm đọc bài viết chi tiết về Chánh niệm tại batchanhdao.vn

Cảm xúc như con ngựa “hoang”

Cảm xúc được ví như con ngựa trong câu chuyện ngụ ngôn sau: 1 anh chàng cưỡi ngựa đi ngang phố gặp một anh chàng đứng bên đường,

Anh chàng đang đứng hỏi anh chàng cưỡi ngựa, bạn đang đi đâu đó?

Anh chàng cưỡi ngựa: Tôi không biết, sao anh không hỏi con ngựa?

Con ngựa trong câu chuyên này được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chính là Cảm xúc của bạn, nó sẽ đưa bạn đi đến bất cứ đâu nó muốn chứ không phải là bạn muốn, và bạn lại nghĩ mình hoàn toàn không có quyền kiểm soát nó.

Thử hình dung nếu ai đó đang cưỡi trên lưng 1 con ngựa hoang thì như thế nào nhỉ 😊?

 

Tin tốt là Trí tuệ Cảm xúc có thể Rèn luyện được

Tuy nhiên có 1 tin tốt là Trí tuệ cảm xúc của bạn có thể HUẤN LUYỆN và thuần dưỡng được như đối với ngựa. Đó chính là bằng kỹ năng Chú tâm liên tục hay tiếng anh gọi là Mindfulness.

Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc bằng kỹ năng chú tâm liên tục sẽ tạo ra chất lượng tâm trí, điều này cho phép bạn có được đồng thời sự bình tĩnh và sáng suốt hơn.

Nếu bạn có thể làm điều này đủ mức, sức mạnh tâm trí của bạn được phát triển.

Thay đổi đầu tiên, bạn nhận ra là Sự thay đổi về NHẬN THỨC Cụ thể là chất lượng nhận thức thay đổi, bạn nhìn mọi thứ rõ ràng hơn.

Điều thứ 2: Giúp cho tinh thần minh mẫn hơn, nó sẽ tác động được đến cảm xúc và tâm trí của bạn, và tâm trí bạn không bị cảm xúc lôi kéo bạn đi như con ngựa hoang trong câu chuyện ngụ ngôn.

Để có một cơ thể khỏe mạnh cân đối cách duy nhất là luyện tập thể thao, cũng y như vậy để có được kỹ năng cảm xúc, trí tuệ sáng suốt bạn cũng phải rèn luyện y như rèn luyện thể chất.

Những Lợi ích của việc thực hành Kỹ năng CHÚ TÂM mang lại

Dưới đây là những lợi ích của người thực hành kỹ năng chú tâm như Chade Meng-tan tác giả cuốn sách Search Inside Yoursefl và cũng là một kỹ sư của Google đưa ra:

  • Nâng cao sự tập trung trong mọi hoạt động
  • Khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh điều kiện sống, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách
  • Những căng thẳng do áp lực cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc sẽ được giảm đáng kể
  • Tư duy rõ ràng hơn, tư duy được cải thiện và có tính sáng tạo hơn
  • Phát triển khả năng tự nhận thức và quản lý cảm xúc tốt hơn
  • Khả năng Giao tiếp và kết nối xã hội rõ ràng và hiệu quả hơn
  • Có được Bình An và Hanh phúc nội tâm

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu một phương pháp Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc bằng kỹ năng chú tâm liên tục mà loài người chúng ta đã sử dụng cách đây hàng nghìn năm trước đây nhưng hiện tại nó vẫn còn rất mới mẻ và đầy hứa hẹn vì những lợi ích của nó mang lại cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần – theo như báo cáo kết quả nghiên cứu về thiền và mindfulness của Đại học Harvard công bố.

Rèn luyện TÂM với Kỹ năng chú tâm liên tục

Phương pháp Rèn luyện kỹ năng chú tâm Tâm hay rèn luyện Trí nhớ chánh (Chánh niệm) giúp bạn quản lý các nguồn năng lượng bản thân như: Tâm trí, Cảm xúc và đạt được trạng thái Tinh thần Bình An và hạnh phúc nội tâm.

Trong phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn kỹ năng chú tâm căn bản nhất là kỹ năng chú tâm liên tục trên thân cụ thể là chú tâm vào cảm giác hơi thở của bạn. Nó là một trong 4 kỹ năng chú tâm mà thuật ngữ Phật học gọi là “Thiền Tứ niệm xứ”

THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRÊN THÂN: NHỚ ĐẾN TÍCH CỰC CHÚ TÂM GHI NHẬN CÁC CẢM GIÁC TRÊN THÂN
THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRÊN THÂN: NHỚ ĐẾN TÍCH CỰC CHÚ TÂM GHI NHẬN CÁC CẢM GIÁC TRÊN THÂN

CÁC BƯỚC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHÚ TÂM (Thiền tọa):

  1. Chọn Nơi Yên Tĩnh: có thể kèm nhạc không lời
  2. SIẾT CHẶT RĂNG LƯỠI
  3. Chú Tâm theo Hơi thở và nhắc thầm: VÔ – RA – CHÚ TÂM (2-3 phút)
    • Khi các luồng suy nghĩ thừa dần chuyển sang nhắc CHÚ TÂM theo nhịp thở RA kéo dài hết khoảng ngưng của hơi thở
  4. TRẢI NGHIỆM BÌNH YÊN NỘI TÂM: vắng lặng mọi suy nghĩ

 

Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc với Mindfulness
4 bước Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc bằng kỹ năng chú tâm liên tục

Tại sao lại cần nhắc thầm: Vô – Ra – Chú tâm theo nhịp thở?

Mục đích của việc nhắc thầm Vô lúc cảm giác hởi thở vô, Ra theo cảm giác hơi thở ra, và Chú tâm tại khoảng ngưng sau hơi thở ra bởi tại khoảng ngưng này là lúc mà suy nghĩ dễ chen vào nhất khi đó sự chú tâm dễ chuyển sang chuyện này chuyện kia.

Do vậy cần thực hành CHÚ TÂM khít khao liên tục cho tới khi nào bạn thấy không còn khởi lên một suy nghĩ nào nữa, lúc đó bạn chuyển nhắc thầm cụm từ “Vô – Ra – Chú tâm” thành “Chú tâm” theo cảm giác hơi thở ra, kéo dài từ chú tâ………..m đến hết khoảng ngưng của hơi thở ra.

Thực hành liên tục và khít khao trong thời gian khoảng 5 phút (nhanh từ 2-3 phút) mọi suy nghĩ sẽ lắng xuống khi đó bạn sẽ kinh nghiệm sự bình an, thoải mái do tâm được an trú chánh định, tâm dừng lại ở trạng thái tâm biết trực tiếp giác quan, mà tâm biết ý thức không khởi lên. Khi này bạn không cần nhắc thầm gì nữa, nhưng vẫn hướng sự chú tâm vào cảm giác hơi thở vô ra, khoảng ngưng và cảm giác răng lưỡi.

LƯU Ý: Thực hành Chú Tâm theo Hơi thở (không tập thở)

Khi kinh nghiệm được trạng thái Tâm bình an, thoải mái khi đó Con ngựa “Trí tuệ cảm xúc” của bạn đã được thuần dưỡng.

TÓM LẠI

Bạn có cho rằng việc tìm ra được một phương pháp để rèn luyện tâm trí của mình ra rất quan trọng, với tôi sau 5 năm tìm hiểu qua rất nhiều phương pháp thì nay đã tìm cho mình một phướng pháp phù hợp đó chính là kỹ năng chú tâm liên tục do Thiền sư Nguyên Tuệ hướng dẫn.

Do vây tôi thực sự muốn chia sẻ với bạn người đang đi tìm kiếm con đường có được sự bình an và hạnh phục nội tâm. Khi thực hành và trải nghiệm được trạng thái tinh thần này bạn sẽ thấy để có được bình an hạnh phúc mà không phụ thuộc nhiều vào vật chất như, tiền bạc, danh tiếng, thành công, vv

Khi bạn thực sự nhận thức việc rèn luyện cho tâm trí của mình là điều quan trọng, bạn nên bắt đầu với:

  • HÃY TÌM 1 PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VỚI BẠN
  • ĐƯA NÓ VÀO DANH SÁCH VIỆC CẦN ƯU TIÊN
  • HÀNH ĐỘNG: VÀ BIẾN NÓ THÀNH THÓI QUEN VÀ SỐNG VỚI NÓ

Tất cả những điều chia sẻ trong bài viết này chỉ là lý thuyết suông nếu không biến nó thành hành động và trải nghiệm được như những kiến thức này.

Chúc bạn tìm được phương pháp phù hợp và sống với tâm bình an.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *